IT - Lập trình

Lập trình Assembly là gì? Có nên học Assembly hay không?

4.7/5 - (16 bình chọn)

Nếu bạn là một lập trình viên và mong muốn hiểu rõ hơn về máy tính – công cụ làm việc quen thuộc mỗi ngày thì Assembly sẽ là ngôn ngữ rất đáng tìm hiểu đó. Assembly sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cách vận hành của máy tính. Khi đã nắm được kiến trúc và tổ chức bên trong máy tính rồi, chắc hẳn bạn cũng sẽ có những phương pháp mới để làm việc hiệu quả hơn với công cụ của mình. Tuy nhiên, khá nhiều người đánh giá rằng ngôn ngữ lập trình Assembly rất khó. Vậy bạn có thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải học Assembly hay không? Hãy tìm hiểu ngay.

dang-ky-lap-trinh

Ngôn ngữ lập trình Assembly là gì?

Assembly là một dạng ngôn ngữ lập trình bậc cao được truyền tải thông qua cách bottom-up. Theo tiếng Việt, Assembly Language có nghĩa là hợp ngữ. Nó được dùng để chuyển hóa cấu trúc dữ liệu gồm 0 và 1 khó hiểu của máy tính thành ngôn ngữ mà con người có thể tiếp thu được dễ dàng hơn. Assembly sử dụng các thuật toán tinh vi để giúp người dùng hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần chức năng bên trong máy tính và hệ điều hành bằng tập lệnh hợp ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên.

Assembly là ngôn ngữ kết nối giữa con người và máy tính
Assembly là ngôn ngữ kết nối giữa con người và máy tính

Nói đơn giản hơn, lập trình Assembly sử dụng các từ ngữ gợi nhớ để viết các chỉ thị lập trình cho máy tính thay vì những đoạn mã chỉ gồm 0 và 1. Trong quá trình hoạt động, Assembly cần sử dụng một chương trình Assembler để dịch dữ liệu thành file binary và một trình linker để kết nối những dữ liệu đó lại. Đây là quá trình bắt buộc mỗi khi sử dụng ngôn ngữ lập trình này.

>>> Xem thêm : Jira là gì? Tổng hợp một số ưu nhược điểm của Jira

Đặc điểm của Assembly

Tính năng tương tác cùng hệ thống

Assembly Language (hay còn được gọi tắt là AMS) sở hữu 2 tính năng để tương tác cùng hệ thống. Về tính năng đầu tiên, nó cho phép người dùng nhập trực tiếp từng đoạn mã lệnh vào bộ nhớ. Từ đó, AMS sẽ xử lý ngay câu lệnh mà không bắt buộc phải dùng qua phần mềm biên dịch. Tuy vậy, nó vẫn yêu cầu những plugin hỗ trợ nhất định. Ví dụ: Nếu bạn sử dụng hợp ngữ 16 bit, bạn sẽ cần cài đặt thêm chương trình gỡ rối Debug để có thể hỗ trợ AMS thực hiện lệnh trực tiếp. Nếu hệ điều hành của bạn là MS_DOS: Debug . exe thì sẽ không cần cài đặt Debug nữa vì nó đi kèm sẵn rồi.

Tính năng thứ hai mà Assembly mang đến chính là viết chương trình hợp ngữ. Khi người dùng đã hoàn thiện một chương trình rồi, Assembly sẽ chịu trách nhiệm dùng các trình biên dịch để chuyển đổi nó sang chương trình thực thi, ví dụ như dạng EXE hoặc COM. Cuối cùng là cho chạy chương trình thực thi vừa được chuyển đổi.

Trình biên dịch hợp ngữ

Khi sử dụng ngôn ngữ Assembly, lập trình viên có thể lựa chọn 1 trong 2 trình biên dịch sau để tiến hành chuyển đổi các chương trình.

  • Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành 16 bit thì có thể sử dụng trình biên dịch hợp ngữ MS_DOS. Ngoài ra, thao tác này còn yêu cầu sự có mặt của những chương trình tiện ích từ hệ điều hành nữa.
  • Còn nếu ứng dụng của bạn chạy trên hệ điều hành 32 bit thì có thể đổi sang phiên bản MASM32 (Macro Assembler 32bit). Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng MS_Windows.

Nếu chương trình hợp ngữ của hệ điều hành 16 bit sử dụng phương thức ngắt mềm (Interrupt) của BIOS và DOS giống như thư viện lập trình của nó thì chương trình hợp ngữ 32bit lại chọn tập hàm API.

>>> Xem thêm : Static trong Java là gì? Những thông tin cơ bản nhất về Static 2021

Công việc chính của lập trình Assembly là gì?
Công việc chính của lập trình Assembly là gì?

Tại sao học lập trình Assembly lại khó?

Nếu như Assembly cũng là một ngôn ngữ lập trình thông dụng thì tại sao nó lại khó đến như vậy? Câu trả lời nằm ở bản chất cấu tạo của Assembly. Những ngôn ngữ lập trình bậc cao như C, C++, Java… cho phép người dùng nhanh chóng viết được ra những chương trình đơn giản và tiến hành chạy thử luôn. Tuy nhiên, ASM lại không dễ tính như vậy.

Thông thường, khi bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình, chúng ta sẽ nghiền ngẫm những hướng dẫn trước. Rồi sau đó là cài đặt môi trường lập trình, chọn công cụ biên dịch phù hợp và sử dụng các editor hoặc IDE. Những điều này hoàn toàn vô nghĩa với ASM. Ngôn ngữ lập trình Assembly cũng có hướng dẫn, tuy nhiên tất cả đều mang tính lý thuyết và rất khó để áp dụng vào thực tế được.

Bản chất của lập trình ASM là tạo lập các chỉ thị cho phần cứng. Chúng phụ thuộc vào kiến trúc CPU của từng nền tảng khác nhau (16bit, 32bit…) và cả hệ điều hành riêng biệt nữa (Linux, Windows, Mac). Hầu hết các hướng dẫn ngôn ngữ ASM đều dùng cho iA-32, gần đây có thêm một vài tài liệu về x86-64 trên Linux. Hơn nữa, hướng dẫn dùng ASM đều có tính trừu tượng cao. Người dùng muốn sử dụng được nhuần nhuyễn ngôn ngữ này chắc chắn phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, thực hành.

Đó là lý do tại sao học ngôn ngữ lập trình Assembly lại khó đến như vậy. Chỉ những người thực sự đam mê và có nhu cầu mới nên bắt đầu lập trình bằng ASM.

dang-ky-lap-trinh-teky1

>>> Xem thêm : App Inventor là gì? Hướng dẫn sử dụng App Inventor

Assembly khó ở điểm nào?
Assembly khó ở điểm nào?

Có nên học Assembly hay không?

Vậy nếu lập trình Assembly khó đến như vậy thì ta có nên học nó hay không? Câu trả lời là tùy vào nhu cầu của bạn. Một số ngành nghề cực kỳ cần những hiểu biết về ASM. Nếu bạn thuộc tập sau đây, chắc chắn bạn nên bắt tay vào học ASM ngay lập tức.

  • Hacker chuyên nghiệp: Khi nhắc đến hacker, ta thường liên tưởng đến những kẻ xấu chuyên đánh cắp dữ liệu hoặc làm tổn hại đến một hệ thống điện tử nào đó. Tuy nhiên, hacker cũng được chia thành tốt và xấu. Những hacker mũ trắng có nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng chắc chắn cần thông thạo tất cả các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến, và chắc chắn trong đó có ASM.
  • Những người lập trình phần cứng, compiler, hệ điều hành hoặc các công việc liên quan đến mạch điện tử, các chip vi xử lý. Những công việc này liên quan trực tiếp đến cấu trúc cũng như cách hoạt động bên trong của máy tính. Chính vì thế, ngôn ngữ Assembly đóng vai trò là điều kiện bắt buộc.
  • Reverse Engineer: Kỹ sư đảo ngược là những người chuyên phân tích, khám phá để nắm rõ được cấu tạo và cách hoạt động của một chương trình. Sau đó, họ sẽ ứng dụng nó trong công việc của mình, ví dụ như: tạo công cụ ngăn chặn mã độc, xây dựng các bức tường bảo vệ, phát hiện ra virus…
Tại sao nên học ngôn ngữ lập trình Assembly?
Tại sao nên học ngôn ngữ lập trình Assembly?

>>> Xem thêm : Ip là gì? Cách check ip update 2022 mà bạn cần phải biết!

Kết luận về lập trình Assembly

Qua bài viết trên ta có thể thấy được Assembly là một loại ngôn ngữ phổ biến, cần thiết, tuy nhiên lại không dễ để học được. Hầu như các tài liệu hướng dẫn Assembly đều chỉ là lý thuyết cơ bản, so với vô vàn các trường hợp xảy ra trong thực tế thì không đáng kể. Hơn nữa, ngôn ngữ Assembly có tính trừu tượng khá cao. Chính vì thế mà không phải ai cũng có thể nhanh chóng thấu hiểu được loại ngôn ngữ lập trình khó nhằn này.

Dù khó khăn những việc học Assembly lại vô cùng cần thiết. Ngôn ngữ lập trình này sẽ là cầu nối để người dùng có thể thấu hiểu và điều khiển máy tính của mình một cách hiệu quả. Ngôn ngữ AMS là điều kiện cần để bạn có thể phát triển trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm lập trình viên, kỹ sư đảo ngược… Lợi thế và tiềm năng mà AMS đem lại là vô cùng lớn. Chính vì thế, bạn nên quyết tâm học hỏi để có thể chinh phục được ngôn ngữ này.

Việc thực hành và luyện tập thực tế thường xuyên sẽ là phương pháp tốt để bạn có thể nhanh chóng thành thạo AMS. Nếu bạn có một mentor hướng dẫn trực tiếp thì quá trình học tập sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mong là với bài viết vừa rồi từ Teky, bạn đã có thêm động lực và quyết tâm để chinh phục ngôn ngữ lập trình Assembly. Chúc bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu của bản thân!

lap-trinh-cho-tre

Tìm Hiểu Teky Học Viện Công Nghệ Trẻ Hàng Đầu Việt Nam

TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.

Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm).

Trải nghiệm học lập trình miễn phí
Trải nghiệm học lập trình miễn phí

Đây là chương trình không chỉ trang bị kiến thức lập trình mà còn rèn luyện nhóm kỹ năng 4Cs. Trẻ sẽ được:

  •  Học tư duy phản biện thông qua việc phân tích các vấn đề.
  •  Học tính sáng tạo tư duy Logic thông qua việc lắp đặt và lập trình robot th ông qua các mô hình Lego Mindstorm, app trò chơi. Giúp con học giỏi môn Toán trên lớp
  •  Kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi team-building, các dự án nhóm trên lớp.
  •  Phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều bài tập và hoạt động hấp dẫn.

Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, lập trình game, lập trình web với python  Lập trình Scratch Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.

Liên hệ ngay học viện công nghệ sáng tạo TEKY để được tư vấn khóa học:

  • Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
  • Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
  • Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
  •  Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
  •  Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642

Website https://teky.edu.vn | Email: support@teky.edu.vn |

 

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.