Suy nghĩ về việc dạy lập trình tại Việt Nam – Như thế nào mới tối ưu
Với tình hình công nghệ thông tin (CNTT) đang trên đà phát triển mạnh, thì việc làm sao để có nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao, điều đó phải hoàn toàn thông qua việc dạy lập trình sao cho có hiệu quả nhất.
Dạy lập trình quá muộn sẽ làm ngành CNTT tụt hậu
Ở Việt Nam, CNTT là 1 ngành quan trọng, được Đảng và Nhà nước coi là một mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế. Và để có thể cạnh tranh trong ngành công nghiệp, chúng ta cần thật nhiều những chuyên gia – lập trình, thiết kế hệ thống, quản trị hệ thống. Những người này phải có khả năng tương tác, nhận và bàn giao công việc với các đối tác nước ngoài. Ngành CNTT của chúng ta thực sự thiếu trầm trọng những nhân lực có chất lượng cao.
Một trong những điều tôi thấy , là đưa việc giảng dạy chuyên môn vào ngay từ đầu, nhưng phải đến sau năm thứ 3 và thứ 4, sinh viên mới dần có đủ khả năng để đi thực tập. Thời lượng của việc học tập chuyên môn là rất ít. Mặc dù cấp THPT đã có môn lập trình, nhưng gần như sinh viên lên Đại học lại học lại từ đầu.
>>> Có thể bạn chưa biết: Đam mê Game đang kéo tụt cơ hội việc làm của giới trẻ
Tầm quan trọng của việc dạy lập trình
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, để trở thành chuyên gia xuất sắc, bạn phải bỏ ra 10000h luyện tập. Ngành CNTT cũng không ngoại lệ. Trong lĩnh vực CNTT, rất nhiều hãng khởi nghiệp bởi những thanh niên còn rất trẻ. Và những người rất trẻ này thường được tiếp xúc với máy tính, lập trình từ bé.
Bill Gates trước khi khởi nghiệp Microsoft đã lao vào lập trình từ lớp 5. Sergey Brin (sáng lập Google) đã được bố (một giáo sư Toán học người Nga) dạy lập trình từ năm 7 tuổi. Ngay cả ở Việt Nam, những bạn trẻ có độ thành công tương đối cao (trong phạm vi hiểu biết của tôi) như Hồ Vĩnh Hoàng [Founder của TOSY, chuyên Tin Tổng hợp,], Vương Vũ Thắng [Founder của VCCorp, chuyên Tin Tổng hợp], Nguyễn Hòa Bình [Founder của PeaceSoft, chuyên Tin Nguyễn Huệ], Nguyễn Đình Nam [Founder của VP9, chuyên Tin Tổng hợp]cũng đều là học sinh chuyên Tin ở cấp 3. Do đã bắt đầu tích lũy “10,000h luyện tập” sớm (trước khi vào Đại học) nên họ có khả năng thành công cao hơn những người xuất phát chậm.
Thực trạng của ngành CNTT ở Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, hiện nay, Tin học ở cấp THPT là môn “siêu phụ”. Giáo viên Tin học chỉ được coi là giáo viên loại 2. Gọi là “siêu phụ” vì theo kiểu “so sánh” hay có ở VN, “Tin học” còn “phụ” hơn cả Sinh – Sử – Địa. Những môn trên còn có thi tốt nghiệp, thi Đại học. Còn Tin học không được thi tốt nghiệp, không được thi Đại học (kể cả vào các khoa CNTT).
Chính vì thế, nên ở cấp 3, việc dạy và học Tin học đa phần bị buông lỏng, giáo viên muốn dạy như thế nào cũng được (đừng cho điểm quá thấp là được). Về mặt căn bản, học sinh không học đủ, không làm được những bài tập lập trình rất cơ bản. Giáo viên Tin học có thể phải kiêm nhiệm thêm hàng núi các công việc “vô danh” khác và ít có điều kiện trau dồi chuyên môn. Chính vì bị coi là môn phụ, tuyệt đại bộ phận phụ huynh đều ngăn cản con học Tin học sớm. Trong quá trình giảng dạy tại trường chuyên, một trong những vấn đề khó khăn nhất chính là việc thuyết phục phụ huynh cho phép con học Tin học, theo đuổi niềm đam mê.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sự Liên Quan Giữa Chơi Game Và Tỷ Lệ Thất Nghiệp
Thực trạng dạy lập trình và CNTT ở nước ngoài
Trong khi đó ở nước ngoài, học sinh sớm được học lập trình, “hý hoáy” sớm với máy tính, lập trình nên sau này khả năng phát triển lớn hơn nhiều.
Khác với nhiều ngành nghề, CNTT là ngành phụ thuộc rất lớn vào trí tuệ và kỹ năng lao động (kỹ năng lập trình, kỹ năng vận hành các hệ thống tin học). Như vậy ngành CNTT của Việt Nam hoàn toàn có thể “cất cánh” trở thành một ngành mũi nhọn. Và để tiềm năng này trở thành hiện thực, hãy coi trọng và khích lệ học sinh học Tin học từ bé.
Sự cần thiết của tư duy Tin học – Dạy lập trình
Tin học, Công Nghệ Thông Tin là lĩnh vực rất rộng. Ở đây tôi quan niệm việc sử dụng máy tính hay những chương trình ứng dụng như Word, Excel chỉ là kỹ năng mà bất kỳ ai trong xã hội hiện đại cũng đều phải biết. Dạy tin học là dạy kỹ năng lập trình và tư duy thuật toán.
Nhiều người cho rằng, sau Cách mạng Công Nghiệp, thì CNTT chính là làn sóng Cách mạng KHKT tiếp theo triệt để thay đổi lịch sử loài người – nhờ máy tính mà nhiều thay đổi to lớn xảy ra trong lao động, sản xuất, khoa học, công nghệ, chính trị – gần như trong mọi hoạt động của con người.
Trong một nền kinh tế dựa vào công nghệ cao – khi mà “nội dung” (content) sẽ là một trong những mặt hàng chính thì Lập trình – thao tác trên các dữ liệu thô, tạo ra các tri thức có giá trị trở thành một kỹ năng thiết yếu, một nghề nghiệp thu hút trong thị trường lao động.
Gần như mọi khía cạnh của nền kinh tế, mọi hoạt động khoa học ngày nay đều có sự hiện diện của Tin học. Xu hướng dữ liệu lớn (giờ chúng ta đang bơi trong biển dữ liệu, vậy làm thế nào để có thể “chắt lọc” được những tri thức đáng giá) là minh chứng rõ nét cho xu thế này.
Lợi ích của việc học và dạy lập trình
Chính vì thế, có được một tư duy tốt về thuật toán và kỹ năng lập trình sẽ giúp ích rất lớn cho học sinh.
So với nhiều ngành Khoa học khác, Tin học rèn dũa cho học sinh tư duy thuật toán và tính thực tế. Ở mức độ đơn giản, học sinh phải có được kỹ năng giải quyết vấn đề: từ một tập hợp đầu vào, cần phải xử lý như thế nào để có được một kết quả thỏa mãn. Ở mức cao hơn, học sinh phải rèn luyện kỹ năng sáng tạo ra vấn đề, rồi tìm cách giải quyết nó. Ngoài ra, Tin học sẽ giúp học sinh có được sản phẩm thông qua quá trình lao động. Điều này khiến cho việc học nói chung không chỉ mang tính lý thuyết, mà còn tăng tính thực hành.
Tôi nhận thấy việc dạy các kỹ năng lập trình cơ bản sẽ giúp :
- Tăng tốc quá trình phát triển của học sinh.
- Thúc đẩy sáng tạo
- Tăng tính tự tin
- Năng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện
- Giúp học sinh thấy được ứng dụng cụ thể của các môn khoa học khác, đặc biệt là Toán học
- Định hướng nghề nghiệp
Ở nước ngoài
Ở Hoa Kỳ, Tổng Thống Barack Obama trong thông điệp liên bang 2013, đã nhấn mạnh vào “việc xây dựng các kỹ năng cho học sinh đáp ứng một nền kinh tế công nghệ cao”, và sau này, ông kêu gọi “giới trẻ – thay vì chỉ biết tiêu thụ, hãy sản xuất ra thông tin”, và “không chỉ sử dụng máy điện thoại di động, hãy lập trình cho nó”. Hoa Kỳ đã nhiều chương trình tài trợ đưa việc giảng dạy lập trình vào khối tiểu học và trung học.
Anh quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã đưa việc học lập trình thành điều bắt buộc trong các trường tiểu học và trung học. Trẻ em sẽ học lập trình ở độ tuổi 5 đến 16. Ở giai đoạn 1, học sinh học viết chương trình nhỏ, các khía cạnh đơn giản của thuật toán, cài đặt và thực thi trên thiết bị điện tử. Trong giai đoạn 2, học sinh được học cách thiết kế và viết các chương trình phức tạp hơn, tương tác với môi trường xung quanh. Ở giai đoạn 3 (cấp trung học), học sinh học về đại số Boolean, tư duy thuật toán. Giai đoạn 4 tập trung vào sáng tạo và định hướng nghề nghiệp.
Liên hệ ngay học viện công nghệ sáng tạo TEKY để được tư vấn khóa học:
- Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
- Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
- Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
- Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
- Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642
- Website https://teky.edu.vn | Email: support@teky.edu.vn |
Xem thêm: