Đổi mới giáo dục

Phương pháp giáo dục HighScope – Bí kíp giúp bé chủ động học

5/5 - (6 bình chọn)

Việc lựa chọn áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ quyết định rất lớn đến việc hình thành tính cách và tư duy của trẻ sau này. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi cho trẻ học theo bất kì một phương pháp nào đó. Ở bài viết này Teky sẽ giúp bạn hiểu được phương pháp giáo dục HighScope là gì mà được rất nhiều phụ huynh áp dụng cho con.

Phương pháp giáo dục HighScope là gì?

HighScope là phương pháp giáo dục trẻ em hàng đầu tại Mỹ và châu Âu. Đây là phương pháp giáo dục được đánh giá đạt chuẩn của Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục trẻ nhỏ của Hoa Kỳ (NAEYC) và các cơ quan chuyên môn như Hội đồng Giáo viên Toán học Quốc gia Hoa Kỳ (NCTM) và Hiệp hội Quốc tế Đọc (IRA). Phương pháp này đặc biệt hướng tới việc khơi gợi tinh thần chủ động và niềm đam mê học hỏi ở trẻ nhỏ. Nếu cho trẻ học chương trình HighScope, đến năm 5 tuổi, khoảng 70% trẻ sẽ đạt chỉ số IQ 90+.

Phương pháp giáo dục HighScope Bí kíp giúp trẻ chủ động học tập
Phương pháp giáo dục HighScope

Phương pháp giáo dục HighScope bao gồm 5 yếu tố, được gọi là bánh xe HighScope – “Wheel of HighScope”:

  • Học tập chủ động
  • Đánh giá
  • Tương tác giữa người lớn – trẻ nhỏ
  • Môi trường học tập
  • Chuỗi hoạt động hàng ngày

Bên cạnh đó, mô hình giáo dục HighScope lấy nền tảng phát triển con người dựa trên 8 lĩnh vực quan trọng:

  • Tiếp cận học tập.
  • Phát triển xã hội và cảm xúc.
  • Phát triển thể chất và sức khỏe.
  • Ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Toán học.
  • Nghệ thuật sáng tạo.
  • Khoa học và công nghệ.
  • Học tập các quy tắc xã hội.

Trong tất cả các hoạt động giáo dục theo phương pháp HighScope, trẻ em đều giữ vị trí trung tâm. HighScope khuyến khích trẻ tự xây dựng, mở rộng vốn kiến thức của mình thông qua việc tương tác với thế giới xung quanh. Trẻ có thể chủ động thực hiện những hoạt động của chính. Trong khi đó, người lớn giúp trẻ xác nhận kiến thức đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển tư duy ở cấp độ tiếp theo.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp dạy trẻ tự kỷ hữu ích mà phụ huynh nên biết

Một số phương pháp giáo dục tiên tiến

Bên cạnh HighScope, người ta cũng biết đến nhiều phương pháp giáo dục phổ biến khác:

Phương pháp giáo dục Glenn Doman

Cha đẻ của phương pháp giáo dục Glenn Doman
Cha đẻ của phương pháp giáo dục Glenn Doman

Đây là mô hình giáo dục được giới chuyên gia đánh giá rất tốt và khá phổ biến. Glenn Doman đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục gia đình trong sự phát triển của trẻ. Phương pháp này khẳng định việc phát triển nhân cách của trẻ đặc biệt phụ thuộc vào cha mẹ và môi trường xung quanh.

Các bài giảng của Glenn Doman tập trung vào việc phát triển não bộ, khai phá chức năng hệ thần kinh của trẻ.

Phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori

Tập trung vào khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ, Montessori hướng tới việc đưa ra những gợi ý và hỗ trợ để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Một số tiêu chí hàng đầu của phương pháp giáo dục này như:

  • Lấy trẻ làm trọng tâm
  • Tôn trọng sự khác biệt của trẻ: đặc điểm, tính cách, sở thích,… Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển khả năng của bản thân.
  • Khuyến khích trẻ chủ động tương tác với môi trường xung quanh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dạy trẻ từ sớm với phương pháp giáo dục Glenn Doman

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục Reggio Emila
Phương pháp giáo dục Reggio Emila

Phương pháp này hướng tới việc giúp trẻ sẽ chủ động tham gia học tập và tương tác với môi trường xung quanh. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn trong quá trình học của trẻ. Trẻ không bị bó buộc trong một quy chuẩn nào cả. Điều này giúp thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo của trẻ, độc lập và ít phụ thuộc vào người khác.

Nhìn chung, HighScope và các phương pháp giáo dục này đều coi trẻ là trung tâm trong các hoạt động giáo dục, đồng thời cũng khuyến khích trẻ phát triển một cách tự nhiên.

Các yếu tố của phương pháp giáo dục HighScope

HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG

Trẻ động học tập theo phương pháp giáo dục HighScope
Trẻ động học tập theo phương pháp giáo dục HighScope

Yếu tố chủ động được xem là yếu tố trung tâm trong mô hình giáo dục HighScope, là tâm điểm của bánh xe HighScope.

Mô hình giáo dục này đặc biệt chú trọng việc kích thích sự chủ động ở trẻ nhỏ. Điều này sẽ khiến trẻ hứng thú, đam mê với học tập. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp các bé chủ động khám phá, tìm hiểu sự vật. Mặc dù giáo viên cùng các bé tham gia vào các hoạt động trong quá trình học tập nhưng chỉ ở mối quan hệ cộng sự.

Các hoạt động giáo viên đưa ra vừa mang tính khuyến khích lại vừa thử thách, kích thích các bé bộc phát. Điều đó giúp trẻ phát huy một cách tự nhiên những tiềm năng của bản thân.

TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI LỚN – TRẺ NHỎ

Tương tác trong quá trình dạy trẻ bằng phương pháp giáo dục HighScope
Tương tác trong quá trình dạy trẻ

Phương pháp giáo dục HighScope hướng tới việc thu hẹp khoảng cách giữa trẻ với phụ huynh và giáo viên. Các hoạt động trong lớp đều có sự tương tác qua lại tích cực. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu giáo viên tích cực trả lời hay hướng dẫn sẽ khiến trẻ chủ động và chuyên tâm hơn.

Giáo viên giữ vai trò điều phối các hoạt động lớp học, đảm bảo lớp học diễn ra một cách ổn định. Trong khi trẻ có toàn quyền quyết định hoạt động của mình như: chơi cái gì, chơi với ai, chơi như thế nào, chơi ở đâu,.. Không có sự chỉ huy cứng nhắc trong lớp học, thay vào đó là mô hình cùng điều hành shared-control.

CHUỖI HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY

Trẻ lập kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày
Trẻ lập kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày

Các hoạt động trong ngày sẽ đều được lên kế hoạch tỉ mỉ. Trẻ sẽ thực hiện các hoạt động của mình theo kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, trẻ cũng sẽ phải đối chiếu hành động của mình với kế hoạch, từ đó rút ra những bài học.

Hoạt động này giúp trẻ tư duy một cách hệ thống, tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Điều đó giúp trẻ dần dần hình thành thói quen hoạt động một cách độc lập thông qua việc lập kế hoạch.

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người. Phương pháp giáo dục HighScope chú trọng tới việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.

Phương pháp giáo dục HighScope
Phương pháp giáo dục HighScope

Giáo viên là người quan sát bao quát tất cả các hoạt động của trẻ. Giáo viên luôn để tâm đến cách sắp xếp vật dụng học tập trong lớp, đâu là những vật dụng mà trẻ đang cần, từ đó thay đổi cách sắp xếp sao cho hợp lý. Điều này tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ sáng tạo và hoàn thiện ý tưởng của mình.

ĐÁNH GIÁ

Đánh giá trẻ một cách toàn diện và khách quan
Đánh giá trẻ một cách toàn diện và khách quan

Đánh giá trẻ theo mô hình giáo dục HighScope được tiến hành cách chi tiết và hệ thống. Hàng ngày, giáo viên sẽ quan sát, ghi chú những gì trẻ nói và làm (được gọi là Anecdote). Anecdote sẽ giúp theo dõi và đánh giá trẻ một cách khách quan và hệ thống. Đồng thời, những dữ liệu này cũng giúp trả lời các câu hỏi về:

  • Sở thích của trẻ
  • Nội dung mà trẻ đang học
  • Những mảng học tập mà trẻ đã được hỗ trợ
  • Những mảng học tập bị bỏ qua hoặc chưa được hỗ trợ
  • Những vật dụng và hoạt động mà trẻ đang cần

Ưu điểm của phương pháp giáo dục HighScope

Xây dựng chuỗi hoạt động hằng ngày “Plan-do-review”

Mô hình giáo dục HighScope sẽ giúp trẻ hình thành thói quen chủ động trong các hoạt động của mình. Việc lên kế hoạch (Planning) giúp trẻ thực hiện hoạt động cá nhân một cách hệ thống. Đồng thời, việc xem lại (review) sẽ giúp trẻ đối chiếu hiệu suất thực hiện hoạt động của mình trên thực tế so với trên kế hoạch.

Nội dung chương trình giáo dục HighScope

Nội dung đào tạo của phương pháp HighScope tập trung vào 8 lĩnh vực theo chuẩn khung chương trình của Hội đồng giáo dục quốc gia Hoa Kỳ:

  1. Phương pháp học tập
  2. Phát triển cảm xúc và xã hội
  3. Phát triển thể chất và sức khỏe
  4. Ngôn ngữ, đọc- viết và giao tiếp
  5. Toán học
  6. Nghệ thuật sáng tạo
  7. Khoa học – công nghệ
  8. Nghiên cứu các quy tắc xã hội

Các lĩnh vực này được đánh giá dựa trên 58 chỉ số phát triển. Giáo viên HighScope sẽ thiết lập môi trường lớp học và xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, những chỉ số này là cơ sở của COR Advantage -Hệ thống ghi chú quan sát trẻ của phương pháp giáo dục HighScope.

Dạy trẻ giải quyết xung đột

HighScope coi xung đột, mâu thuẫn như một phần quan trọng giúp trẻ phát triển cũng như trưởng thành về mặt xã hội. Tuy nhiên, khi gặp phải xung đột, các bé còn quá nhỏ để đưa ra cách ứng phó. Phương pháp giáo dục này dạy trẻ kỹ năng cần thiết để xử lý vấn đề:

  1. Tiếp cận trẻ một cách nhẹ nhàng
  2. Thừa nhận cảm xúc của trẻ
  3. Thu thập thông tin
  4. Nhắc lại vấn đề
  5. Hỏi cách giải quyết vấn đề của cả 2 phía
  6. Chuẩn bị hỗ trợ trẻ sau đó

Teky hy vọng những thông tin trên giúp các bậc phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho con của mình. Cùng tìm hiểu về các khóa học lập trình công nghệ tại Teky giúp trẻ phát triển tư duy và năng lực sáng tạo hoàn toàn tự nhiên.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.