Framework là gì? Những điều bạn cần biết về Framework
Nếu là một người hay theo dõi những xu hướng công nghệ mới, chắc hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với khái niệm Framework. Framework là một công cụ để nhà lập trình có thể tối ưu hóa các chu trình phát triển một phần mềm. Vậy Framework là gì? Liệu bạn cần nắm những thông tin gì để có thể sử dụng Framework một cách thành thạo? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!
Framework là gì?
Theo nghĩa tiếng Việt, Framework dùng để chỉ bộ khung cơ bản của một công trình nào đó, có thể là một căn nhà, một sản phẩm hoặc một ứng dụng. Trong công nghệ thông tin, Framework được dùng để chỉ một thư viện tổng hợp. Trong đó có sẵn rất nhiều đoạn code được viết mẫu, các trình biên dịch, diễn dịch, mô hình sản phẩm, API… Nói chung, đây là những yếu tố cơ bản nhất để bạn phát triển ý tưởng sản phẩm của mình. Framework sẽ cung cấp cho bạn một căn nhà trống. Việc của nhà lập trình là sắp xếp nội thất và bày trí theo ý muốn của bản thân.
Thay vì mất thời gian để xây dựng nên những yếu tố cấu trúc cơ bản của một sản phẩm, lập trình viên có thể lấy sẵn các bộ khung từ Framework. Framework mang đến sự trợ giúp đắc lực cho người dùng. Chúng cung cấp nhiều bộ ý tưởng mới mẻ và sáng tạo. Có thể nói rằng, Framework tồn tại như một “siêu thị vật liệu” cho lập trình vậy.
Vậy liệu sử dụng những Framework có làm giảm đi tính đa dạng của sản phẩm hay không? Câu trả lời là không. Framework chỉ cung cấp những thứ cơ bản nhất, tức là khung sườn gần như tương đồng mà sản phẩm nào cũng phải có. Còn cách phát triển tiểu tiết hoàn toàn nằm trong tay của lập trình viên. Đó là những định nghĩa Framework cơ bản nhất.
>>> Xem thêm : Unit Test là gì? 5 khái niệm cần biết khi sử dụng Unit Test
Đặc điểm của Framework là gì?
Tính năng cốt lõi của Framework
Framework mang đến vô vàn những tính năng khác nhau. Tùy theo chủng loại Framework và cách người dùng cài đặt, công cụ này sẽ trợ giúp ở đa dạng lĩnh vực. Tuy nhiên, có vài tính năng nổi bật mà bạn nên biết rõ nếu muốn nắm chắc Framework là gì.
- Libraries: Giống như tên gọi của nó, Libraries là một thư viện mã code. Những mã code được viết sẵn ở đây có thể lấy từ nhiều nguồn miễn phí hoặc có trả phí khác nhau mà Framework đề cử. Bạn cũng có thể tự viết ra code và lưu lại hoặc up lên cộng đồng chung. Người dùng có thể sử dụng cái tool hoặc plugin để quản lý thư viện riêng của mình.
- API: Là phương thức chung để kết nối một ứng dụng chính với các ứng dụng khác. API chịu trách nhiệm biên dịch các tệp tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh từ những ứng dụng khác nhau thành một dạng ngôn ngữ phổ biến như JSON hay Java. API cho phép các ứng dụng từ những hệ điều hành hoặc ngôn ngữ khác nhau có thể kết nối với nhau.
- Scaffolding: Được thiết kế như một bộ khung các quy tắc để hướng dẫn người dùng truy cập vào các cơ sở dữ liệu.
- AJAX: Giúp cập nhật thông tin, database tự động mà không cần load lại trang.
- Security: Giúp bảo mật và xác thực thông tin người dùng.
- Compilers: Hỗ trợ hệ thống biên dịch từ mã code qua ngôn ngữ văn bản.
>>> Xem thêm : Agile là gì? Chia sẻ về Agile và Scrum mà bạn không thể bỏ lỡ
Ưu điểm của Framework là gì?
Ưu điểm lớn nhất của Framework là cung cấp hệ thống quản lý tính năng phù hợp cho cách ứng dụng và phần mềm. Thay vì phải xử lý các bước đăng ký, đăng nhập rồi quản lý rất rườm rà, Framework sẽ thay người dùng xử lý hết. Framework có sẵn hết tất cả các tính năng, đa dụng như một vị quản gia tận tụy. Người dùng chỉ cần sử dụng ngay những plugin sẵn có mà không cần cài đặt gì thêm.
Vì sở hữu nhiều tính năng cơ bản nên Framework giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều công sức và thời gian khi phát triển một sản phẩm. Thay vì phải tỷ mỉ tạo ra từng bộ phần rồi ghép chúng lại, giờ đây lập trình viên sẽ dùng ngay những bộ khung sẵn có trên Framework. Việc cần làm còn lại là điền vào những chi tiết nhỏ thôi.
Khi người dùng hoàn thành một sản phẩm và có những tiêu chuẩn riêng áp dụng cho các sản phẩm kế tiếp, Framework sẽ đảm nhiệm chức năng lưu giữ những tiêu chuẩn này. Từ đó tự động áp dụng cho những sản phẩm sau.
Ngoài ra, Framework hoạt động như một thư viện mở. Bên cạnh những đầu sách có sẵn, người dùng có thể tự động thêm vào những quyển sách mình mong muốn. Cụ thể, lập trình viên sẽ ghi đè thêm các tính năng có chọn lọc hoặc cài đặt các plugin cần thiết cho hoạt động phát triển phần mềm, miễn là trong phạm vi quy định.
>>> Xem thêm : Học asp.net là gì? Làm thế nào để học nền tảng một cách dễ dàng?
Nhược điểm của Framework là gì?
Không có phần mềm nào hoàn hảo 100% mà không có nhược điểm. Framework cũng như vậy. Nó tồn tại một số điểm trừ riêng mà người dùng cần lưu ý.
Tính năng của Framework rất đang dạng và ưu việt. Nhưng đi kèm với điều ấy là thao tác và cách sử dụng không hề dễ dàng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian trước khi thực sự làm chủ được Framework.
Ngoài ra, vì được tồn tại dưới dạng một mẫu chuẩn nên các Framework có dung lượng rất lớn, thậm chí lên đến hàng trăm MB code dù mới chỉ ở dạng khung cơ bản. Vì Framework lớn như vậy nên nó cũng sẽ không phù hợp với các ứng dụng nhỏ. Để phát triển các phần mềm đơn giản, bạn vẫn nên tự viết code sẽ nhanh hơn.
Bên cạnh đó, Framework có một số quy tắc nhất định. Người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định này. Từ đó hạn chế một số hướng phát triển sáng tạo riêng.
>>> Xem thêm : SVG là gì? Những ưu điểm nổi bật nhất của SVG File
Giới thiệu một số loại Web Framework phổ biến
Trước khi đến với những loại Web Framework phổ biến, ta sẽ cùng bắt đầu với định nghĩa Web Framework là gì? Rất đơn giản, Web Framework là những loại frame chuyên dụng cho việc phát triển website.
Ruby on Rails
Ruby on Rails là một trong những Web Framework mạnh mẽ nhất. Nó đem đến những ưu điểm tuyệt vời như hệ điều hành đơn giản, dễ sử dụng, ngôn ngữ lập trình cũng rất dễ học và làm quen. Ruby on Rails sử dụng khá ít mã code, vì thế tốc độ tạo ra một khung sườn mẫu rất nhanh. Dù ít code nhưng ứng dụng này vẫn có độ thông minh rất cao, nó có thể tự động hóa quá trình họa chỉnh với các định nghĩa hàm có sẵn.
Việc cài đặt và bảo trì Ruby on Rails cũng rất dễ dàng và tốn kém ít chi phí. Nếu bạn nắm được cách sử dụng Ruby on Rails, việc trải nghiệm các Web Framework cũng là điều rất dễ dàng.
CakePHP
CakePHP là một cái tên khá quen thuộc. CakePHP không được mạnh mẽ như các Framework khác, tuy nhiên chính nhờ sự nhỏ gọn lại mang đến ưu điểm nổi bật nhất cho nó. CakePHP phù hợp để sử dụng cho những website nhỏ, đơn giản. Nó đã góp phần tạo nên rất nhiều trang chủ chính thức của những hãng tên tuổi trên thế giới như Hyundai, BMW…
Spring
Nếu CakePHP được phát triển dựa trên PHP thì Spring lại có xuất phát điểm với Java. Chính vì thế, nó tương thích được hầu hết các hệ điều hành lẫn plugin khác nhau. Điều này giúp đa dạng hóa những thao tác mà người dùng có thể sử dụng. Bằng cách sử dụng các template, Spring giúp đơn giản hóa quy trình phát triển ứng dụng và giảm đi rất nhiều nghi thức bắt buộc. Bằng cách sử dụng Dependency Injection, Spring giúp kéo dãn sự ràng buộc giữa những thành phần khác nhau.
>>> Xem thêm : RabbitMQ là gì? Những thông tin cơ bản nhất cho người mới tìm hiểu
Vừa rồi Teky đã giúp bạn đọc điểm nhanh qua những thông tin cơ bản về Framework như Framework là gì hay Framework mang đến những tính năng nào. Đây là một khái niệm cơ bản và rất dễ sử dụng. Vì thế chúng tôi tin rằng những thông tin này không quá khó khăn để bạn có thể tự học. Lợi ích mà Framework mang đến là rất nhiều. Vì thế đừng bỏ qua phần mềm tuyệt vời này nhé!
Học lập trình, công nghệ tại Teky – thông tin cần biết
TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.
Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm).
Đây là chương trình không chỉ trang bị kiến thức lập trình mà còn rèn luyện nhóm kỹ năng 4Cs. Trẻ sẽ được:
- Học tư duy phản biện thông qua việc phân tích các vấn đề.
- Học tính sáng tạo tư duy Logic thông qua việc lắp đặt và lập trình robot th ông qua các mô hình Lego Mindstorm, app trò chơi. Giúp con học giỏi môn Toán trên lớp
- Kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi team-building, các dự án nhóm trên lớp.
- Phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều bài tập và hoạt động hấp dẫn.
Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, lập trình game, lập trình web với python Lập trình Scratch Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.
Liên hệ ngay học viện công nghệ sáng tạo TEKY để được tư vấn khóa học:
- Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
- Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
- Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
- Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
- Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642
Website https://teky.edu.vn | Email: support@teky.edu.vn |