Restful api là gì? Giải đáp những điều cần biết về restful api?
Trong giới công nghệ thông tin hiện nay, API đã không còn xa lạ đối với các lập trình viên. Cùng với các nguyên lý đi kèm, Restful API chính là những điều mà người dùng mong muốn tìm kiếm. Để đem đến cho mọi người hiểu biết sâu rộng hơn, chúng tôi đã quyết định giải đáp về điều này. Vậy ý nghĩa của restful api là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và giải đáp trong bài viết này nhé! Không chỉ có định nghĩa mà chúng tôi còn đem đến cho bạn những điều cần biết về nó trong bài viết này.
RESTful API là gì?
Điều đầu tiên khi nhắc đến Restful API, chúng ta cần phải hiểu về nguyên lý Rest và cấu trúc dữ liệu Restful. Bản thân của hai điều này luôn đi kèm với nhau và được biết đến rất rộng rãi trong giới lập trình. Đặc biệt là lập trình và phát triển ứng dụng thì điều này càng được biết đến nhiều hơn.
Bản thân của Rest không phải là công nghệ. Nó là một phương thức tạo API cùng với các nguyên lý tổ chức nhất định. Những nguyên lý này sẽ hướng dẫn cho các lập trình viên tạo môi trường xử lý API request được toàn diện. Sau khi đã hiểu về Rest chúng ta sẽ đi đến những khái niệm sâu hơn về định nghĩa của RESTful API.
Restful API chính là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API dành cho các trang web. Mọi tiêu chuẩn này được dùng để thiết kế web, đồng thời quản lý các resource. Nền tảng này chú trọng vào tài nguyên hệ thống ví dụ như là tệp văn bản, ảnh, âm thanh, video, hoặc dữ liệu di động,… Nó cũng bao gồm các trạng thái tài nguyên được định dạng và truyền tải qua HTTP.
Đây chính là những định nghĩa chung nhất về nền tảng Restful API. Tuy nhiên để hiểu rõ về nền tảng này chúng ta cần phải tìm hiểu từng phần một. Chúng ta nên tách lẻ những cụm từ có trong nền tảng này ra để phân tích. Bởi tính năng của nó cũng đến từ chính những mảng riêng này. Tất cả tạo nên một nền tảng tiêu chuẩn dùng trong thiết kế API.
>>> Xem thêm : Regular expression là gì? Định nghĩa và tính năng của nền tảng
Các thành phần của Restful API
Thành phần chính của Restful API bao gồm API (Application Programming Interface) và REST (REpresentational State Transfer). Để hiểu về tổng thể nền tảng, chúng ta cần hiểu về từng phần nhỏ này.
API hay còn được biết đến là từ viết tắt của Application Programming Interface. Nói một cách dễ hiểu, API chính là một tập các quy tắc, cơ chế mà một phần ứng dụng tương tác với một phần ứng dụng khác. API có thể trả về dữ liệu mà chúng ta cần cho ứng dụng của mình. Những điều này thường là kiểu dữ liệu phổ biến như JSON hay XML.
Phần thứ hai cần quan tâm trong nền tảng này chính là Rest. Đây là một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu, một kiểu kiến trúc để viết API. Nó sử dụng chính những phương thức HTTP đơn giản để tạo cho giao tiếp giữa các máy. Chính vì điều này, thay vì sử dụng một URL cho việc xử lý thông tin người dùng. Chúng ta có thể dùng REST để gửi một yêu cần HTTP như GET, POST, DELETE,… đến một URL khác để xử lý dữ liệu.
Hai thành phần này đã tạo nên một RESTful API – một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cùng các ứng dụng web. Restful chính là một trong những kiểu thiết kế API được dùng phổ biến nhất hiện nay. Restful không quay định logic code ứng dụng cũng như không giới hạn bởi ngôn ngữ lập trình. Bất cứ ngôn ngữ hay framework nào cũng có thể sử dụng để thiết kế trên nền tảng RESTful API.
>>> Xem thêm : Docker là gì? Giải đáp về Docker Container những điều cần biết
Restful API hoạt động như thế nào?
Chắc chắn rồi, sau khi tìm hiểu về định nghĩa của RESTful API chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về quá trình hoạt động. Restful hoạt động chủ yếu dựa vào giao thức HTTP. Những hoạt động cơ bản này đều sẽ sử dụng phương thức HTTP riêng biệt. Trong đó, chúng ta có thể hiểu:
- Get (SELECTED): chính là trả về một Resource hoặc doanh sách Resource.
- Post (CREATE): Tạo mới một Resource.
- Put (UPDATE): Cập nhật thông tin cho Resource.
- Delete (DELETE): Xóa đi một Resource.
Những phương thức hay hoạt động này thường được gọi chung là Crud tương ứng với các hoạt động phía trên. Người dùng có thể sử dụng nền tảng này để thực hiện các hành động tương ứng như tạo, đọc, sửa, xóa,… Ngoài ra các bạn còn có thể sử dụng nhiều tính năng hơn trên nền tảng này. Restful API thực sự hữu dụng trong việc phát triển web và ứng dụng.
Ưu điểm của RESTFUL API là gì ?
Những ưu điểm của restful api chính là lý do khiến cho nền tảng này được nhiều người biết đến. Sử dụng Restful API mang đến những hiệu quả nhất định cho các lập trình viên. Một số ưu điểm chính khi sử dụng nền tảng này chính là:
- Giúp cho ứng dụng rõ ràng hơn. Chắc chắn việc phát triển ứng dụng khiến cho nhiều lập trình viên cảm thấy mệt mỏi. Nhờ có nền tảng này, ứng dụng được lập trình sẽ rõ ràng, dễ hiểu hơn.
- Rest URL đại diện cho Resource chứ không phải hành động.
- Dữ liệu được trả về với nhiều định dạng khác nhau như: xml, html, json….
- Code đơn giản và ngắn gọn: Đây chính là điều mà nhiều nhà lập trình mong muốn. Việc viết code luôn khiến cho dân IT phải đau đầu. Nhờ có restful api điều này trở nên dễ dàng hơn.
- REST chú trọng vào tài nguyên của hệ thống.
Trên thực tế, có rất nhiều trang web hiện nay sử dụng nền tảng này để cho phép kết nối đến dữ liệu của họ. Trong đó, Facebook cũng chính là một nhà cung cấp các Rest API để giúp các ứng dụng bên ngoài kết nối vào. Đây chính là ví dụ dễ hiểu nhất dành cho các bạn khi nhắc đến nền tảng này.
>>> Xem thêm : XML là gì? Tìm hiểu về cấu trúc, đặc điểm của file XML
Quản lý version
API đã quá quen thuộc đối với các ứng dụng di động. Khi thiết kế API cho các app điện thoại nền tảng IOS, Android hay client side. Người dùng nên đặt version cho các API. Điều này sẽ giúp hệ thống sau khi nâng cấp lên version mới có thể hỗ trợ được API của Version cũ. Từ đó việc bảo trì hay sửa chữa cũng trở nên dễ dàng hơn. Sử dụng Restful API các bạn sẽ thấy được điều này một cách rõ rệt.
Status code
Sau khi người dùng request một API nào đó, sẽ có vài status code để nhận biết trạng thái. Người dùng nên chú ý đến điều này để có thể phân biệt và sử dụng dễ dàng hơn. Các bạn có thể tham khảo ngay dưới đây:
- 200 OK – Trả về thành công cho những phương thức GET, PUT, PATCH hoặc DELETE.
- 201 Created – Trả về khi một Resource vừa được tạo thành công.
- 204 No Content – Trả về khi Resource xoá thành công.
- 304 Not Modified – Client có thể sử dụng dữ liệu cache.
- 400 Bad Request – Request không hợp lệ
- 401 Unauthorized – Request cần có auth.
- 403 Forbidden – bị từ chối không cho phép.
- 404 Not Found – Không tìm thấy resource từ URI
- 405 Method Not Allowed – Phương thức không cho phép với user hiện tại.
- 410 Gone – Resource không còn tồn tại, Version cũ đã không còn hỗ trợ.
- 415 Unsupported Media Type – Không hỗ trợ kiểu Resource này.
- 422 Unprocessable Entity – Dữ liệu không được xác thực
- 429 Too Many Requests – Request bị từ chối do bị giới hạn
Đây chính là những Status code chúng tôi đã sưu tầm và giải nghĩa. Các bạn hãy tham khảo ngay nhé! Ghi nhớ những trạng thái này, các bạn sẽ sử dụng nền tảng Restful API hữu ích hơn.
Có thể nói, những điều cần biết về giải nghĩa Restful API đã được chúng tôi đề cập trên đây. Không chỉ có vậy, nền tảng này còn đem đến rất nhiều tính năng hữu dụng. Không phải tự nhiên mà các nhà lập trình mong muốn tìm hiểu về restful. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.
Trên trang chủ của chúng tôi có rất nhiều bài viết chủ đề lập trình. Các bạn hãy đón xem ngay bài viết về công ty IT nhé!
>>> Xem thêm : Json là gì? Những điều lập trình viên nên biết về Json File
Vì sao bạn nên chọn Học Viện Công Nghệ Teky cho con phát triển kỹ năng lập trình?
TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.
Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm).
Đây là chương trình không chỉ trang bị kiến thức lập trình mà còn rèn luyện nhóm kỹ năng 4Cs. Trẻ sẽ được:
- Học tư duy phản biện thông qua việc phân tích các vấn đề.
- Học tính sáng tạo tư duy Logic thông qua việc lắp đặt và lập trình robot th ông qua các mô hình Lego Mindstorm, app trò chơi. Giúp con học giỏi môn Toán trên lớp
- Kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi team-building, các dự án nhóm trên lớp.
- Phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều bài tập và hoạt động hấp dẫn.
Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, lập trình game, lập trình web với python Lập trình Scratch Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.
Liên hệ ngay học viện công nghệ sáng tạo TEKY để được tư vấn khóa học:
- Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
- Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
- Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
- Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
- Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642
Website https://teky.edu.vn | Email: support@teky.edu.vn |