Vật lý lớp 7: Phương pháp học tốt giúp làm chủ kiến thức
Vật lý lớp 7 là một trong các môn khoa học tự nhiên của chương trình giáo dục THPT. Kiến thức Vật lý lớp 7 xoay quanh các nội dung về: ánh sáng, âm thanh, điện,… So với kiến thức Vật lý 6, kiến thức lớp 7 mở rộng và nâng cao, có phần khó hơn. Tuy nhiên, kiến thức lớp 7 lại hứa hẹn rất nhiều điều thú vị. Hãy cùng Toppy khám phá tất tần tật thông tin về Vật lý 7 trong bài viết sau:
Tổng quan chương trình học
Chương trình học Vật lý lớp 7 xoay quanh cấc nội dung: quang học, âm học và điện học. Kiến thức Vật lý lớp 7 trang bị cho các em học sinh những nội dung thực tế, gắn liền với cuộc sống thường ngày. Chi tiết nội dung học gồm:
Quang học
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng và ứng dụng trong thực tế.
- Định luật phản xạ ánh sáng.
- Ảnh của vật tạo bơi gương phẳng, tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng,…
- Gương cầu lồi: đặc điểm, tính chất, ứng dụng,…
- Gương lõm: tính chất, đặc điểm, tác dụng,…
Âm học
- Độ cao của âm.
- Độ to của âm.
- Môi trường truyền âm.
- Âm phản xạ, phản xạ âm tiếng vang.
Điện học
- Nhiễm điện: sự nhiễm điện do cọ xát, giải thích hiện tượng,…
- Hai loại điện tích.
- Dòng điện và nguồn điện.
- Chất dẫn điện và chất cách điện.
- Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện.
- Cường độ dòng điện: đơn vị đo, ký hiệu, cách đo,…
- Hiệu điện thế: ký hiệu, công thức,…
>>Đọc thêm: Để học sinh lớp 7 làm chủ kiến thức: Cách học giỏi lớp 7
Các dạng bài tập điển hình
Quang học
Bài 1: Lý giải nguyên nhân của hiện tượng vật lý: Khi A đặt cây bút ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc. A thấy bóng của cây bút trên mặt bàn rõ nét. Khi A đặt cây bút dưới bóng đèn ống thì bóng của cây bút lại bị nhòe?
Lời giải: Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau cây bút A nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét. Vùng bóng nửa tối ở xung quanh không đáng kể.
Đèn ống là nguồn sáng rộng. Nên vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể. Phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh, nên bóng cây bút bị nhòe.
Bài 2: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40 độ. Hỏi góc tới là bao nhiêu?
Lời giải:
Theo đề bài ta có: tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40 độ nên ta có: i + i′=40(1)
Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới: i′= i(2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: i = i′= 40/2 = 20
Vậy góc tới là 20 độ.
>> Xem thêm : Vật lý lớp 6 : Bí quyết học tập giúp nâng cao điểm số
Âm học
Bài 1: Khi nào vật phát ra âm cao hơn? Giải thích.
Lời giải: Âm cao hay thấp phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động lớn âm phát ra cao hơn.
Bài 2: Tại sao khi ta thổi mạnh âm thanh của kèn lá chuối phát ra to hơn?
Lời giải: Khi ta thổi mạnh, âm thanh ở đầu bẹt của kèn lá chuối dao động mạnh, biên độ lớn nên âm thanh to hơn.
Bài 3: Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Ông A nghe thấy tiếng sét sau ti a chớp 5 giây. Hỏi khoảng cách từ ông A đến nơi xảy ra sét là bao xa?
Lời giải: Khoảng cách từ ông A tới nơi xảy ra xét là: s= v x t = 340 x 5 = 1700m
Điện học
Bài 1:
Bài 2: Đổi đơn vị vật lý sau:
100kV = … V
0,2V = … mV
5kV= … V
150kV = … V
0,35V = …mV
Lời giải:
100kV = 100 000 V
0,2V = 200 mV
5kV = 5000 V
150kV = 150 000V
0,35V = 350mV
Bài 2: Tại sao ở các chở xăng người ta thường nối một đầu sợi dây xích với thùng xăng, một đầu còn lại kéo lê dưới đường?
Lời giải: Ta dùng lý thuyết chất dẫn điện để giải thích hiện tượng này. Ô tô khi di chuyển sẽ cọ xát mạnh với koong khí. Nhiều bộ phận của ô tô bị nhiễm điện. Khi nhiễm điện mạnh sẽ xuất hiện các tia lửa điện nguy cơ gây cháy nổ rất cao. Sử dụng dây xích để chống cháy nổ. Dây xích sẽ dẫn điện xuống dưới đường làm giảm sự nhiễm điện mạnh.
Bài 3: Trong các vật sau, vật nào cách điệt, vật nào dẫn điện: nước, đoạn dây nhựa, ruột bút chì, khúc gỗ, đoạn dây nhôm, đoạn dây thép?
Lời giải: Đoạn dây nhựa và khúc gỗ là vật cách điện.
Đoạn dây nhôm, đoạn dây thép, ruột bút chì, nước là vật dẫn điện.
Bài 4: Tại sao người ta phải lắp cầu chì trong các mạch điện?
Lời giải: Lắp cầu trì để đảm bảo an toàn, tránh hỏng toàn bộ mạch điện. Khi dòng điện lớn hơn định mức trong mạch điện, cầu trì sẽ tự ngắt.
Một số sai lầm khi học Vật Lý
Nặng nề về học lý thuyết
Không phủ nhận các kiến thức lý thuyết của chương trình Vật Lý 7 là khá lớn. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá nặng nề về việc học thuộc lòng y nguyên các lý thuyết trong sách. Học thuộc lòng khối lượng lớn kiến thức thật sự không đem lại hiệu quả cao trong học tập. Điều này cũng khiến nảy sinh tâm lý chán nản, lười học.
Vậy giải pháp là gì? Giải pháp Toppy muốn đem đến cho các bạn học sinh là học hiểu. Học hiểu thay vì học vẹt. Hiểu bản chất của vấn đề, nội dung các định nghĩa, định luật. Không ai yêu cầu chúng ta phải thuộc y như sách. Điều cần thiết ở đây là hiểu đủ, hiểu đúng, hiểu sâu.
Ngại làm bài tập giải thích, tính toán
Một bộ phận các bạn học sinh rất lười làm các bài tập giải thích. Các bài tập này đòi hỏi phải sử dụng lý thuyết để giải thích. Việc lười học lý thuyết là nguyên nhân gốc rễ của việc lười làm bài tập giải thích. Đối với các bài tính toán yêu cầu áp dụng các công thức để giải. Thiếu kiến thức lý thuyết dẫn đến không nhớ, nhớ sai công thức. Từ đó, các bạn học sinh gặp khó khăn trong giải bài tập dần đến ngại làm bài, ngại học nay càng ngại hơn. Lâu dần sẽ hình thành các lỗ hổng kiến thức. Môn Vật Lý sẽ càng trở nên khó hơn.
Tổng kết
Trên đây, Toppy tổng hợp hệ thống kiến thức của Vật lý lớp 7 cùng các dạng bài tập điển hình. Với bài viết này, Toppy mong muốn bạn có cái nhìn tổng quát, hình dung được các kiến thức cơ bản cần học. Bạn có thể tham khảo khóa học môn Vật lý cùng gia sư trực tuyến của Toppy. Tất tần tật kiến thức Vật lý từ lớp 6 đến lóp 12 được thiết kế trực quan. Toppy nổi bật với phương thức truyền đạt dễ hiểu. Lộ trình học tập cá nhân hóa. Ghé thăm blog Toppy để khám phá trọn bộ bí quyết học tập tất cả các môn.
Giúp học tốt lớp các môn lớp 7
- Trải nghiệm học miễn phí. Môn toán lớp 7
- Trải nghiệm học miễn phí. Môn Tiếng Anh lớp 7
- Trải nghiệm học miễn phí. Ielts cho học sinh lớp 7