Dạy trẻ từ sớm với phương pháp giáo dục Glenn Doman
Làm sao để trẻ có thể phát triển trí thông minh toàn diện ngay từ khi còn nhỏ là điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bài viết này Teky sẽ gợi ý cho các bậc cha mẹ phương pháp giáo dục Glenn Doman một trong những phương pháp giáo dục giúp kích thích não phát triển hiệu quả nhất hiện nay cùng tìm hiểu ngay nhé.
Phương pháp giáo dục Glenn Doman là gì?
Là phương pháp giáo dục sớm, được đặt theo tên của giáo sư Glenn Doman, người đã nghiên cứu ra phương pháp này. Phương pháp giáo dục Glenn Doman tập trung vào việc khơi dậy và phát triển tiềm năng của người học. Trong đó, phương pháp này nhấn mạnh đến việc việc kích thích bộ não phát triển.
Đây là một trong những phương pháp giáo dục hàng đầu hiện nay. Phương pháp này đặc biệt phổ biến ở Mỹ và Châu Âu. Các nghiên cứu của Glenn Doman tập trung vào việc tìm ra phương pháp kích thích khả năng làm việc của não bộ, giúp trẻ sớm bộc lộ tiềm năng từ sớm.
>>> Có thể bạn chưa biết: Bố Quan Tâm Con Càng Nhiều – Con Càng Thông Minh
Cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục Glenn Doman là gì?
Cha mẹ có thể bắt đầu cho con học Glenn Doman từ 3 tháng tuổi. Câu hỏi đặt ra là tại sao không phải sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian 3 tháng. Trẻ dưới 3 tháng tuổi thường dành phần lớn thời gian để ngủ. Từ tháng thứ 3 trở đi, trẻ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Trẻ học hỏi nhanh hơn, dần hình thành nhiều thói quen như: ngủ ít hơn, hoạt động nhiều hơn, biểu lộ nhiều cảm xúc hơn, có thể nhớ mặt người thân và nhận ra người lạ,…
Khoảng thời gian từ tháng thứ 3 tới khi 3 tuổi là giai đoạn trẻ học hỏi nhanh nhất trong cả cuộc đời. Nếu được giáo dục đúng cách, trẻ sẽ phát huy tối đa tiềm năng Nhiều cha mẹ đã tận dụng khoảng thời gian này để dạy con và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Dạy trẻ sớm bằng phương pháp giáo dục Glenn Doman như thế nào?
Phương pháp Glenn Doman sử dụng các loại thẻ gồm: thẻ từ và thẻ số. Các loại thẻ này được áp dụng chung cho trẻ ở lứa tuổi từ 3 tháng – 6 tuổi. Phụ huynh hoặc giáo viên sẽ chuẩn bị thẻ tương ứng với 1 từ hoặc 1 số. Sau đó, lặp lại việc giới thiệu thẻ từ và thẻ số với trẻ nhiều lần trong một ngày và nhiều ngày liên tiếp.
Phương pháp này nhằm mục đích kích thích trí thông minh của trẻ. Nó kích thích não phải của trẻ. Trẻ sẽ học được khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lý thông tin và tư duy logic.
Một số phương pháp giáo dục phổ biến
Bên cạnh Glenn Doman, trên thế giới có nhiều phương pháp giáo dục nổi tiếng và rất được ưa chuộng:
Phương pháp giáo dục Shichida
Là phương pháp giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản, ra đời vào năm 1960.
Phương pháp này tập trung vào 4 yếu tố:
- Phát triển trí não: hướng đến sự phát triển cân bằng của hai bán cầu não bộ.
- Giáo dục tinh thần: Giúp trẻ hình thành ý thức đạo đức từ sớm.
- Giáo dục thể chất: Giúp trẻ phát triển thể chất thông qua việc tập luyện những bài tập phù hợp với độ tuổi.
- Giáo dục dinh dưỡng: Dạy trẻ những kiến thức dinh dưỡng cơ bản.
Phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp này nhấn mạnh tính tự lập và tự do trong khuôn khổ của trẻ. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở trẻ. Montessori đồng tình với quan điểm mỗi cá nhân là duy nhất. Vì vậy, phương pháp này tạo điều kiện tối đa cho trẻ được phát triển khả năng của bản thân.
Các lớp học theo phương pháp này được tổ chức với tiêu chí phải đảm bảo tôn trọng yếu tố cá nhân của trẻ. Các bài học cũng được thiết kế phù hợp với nhu cầu và sở thích của mỗi em nhỏ.
Phương pháp giáo dục HighScope
Cùng với Glenn Doman, đây là phương pháp giáo dục được Mỹ và các nước châu Âu áp dụng từ sớm và trở nên rất phổ biến. Hiện nay, HighScope vẫn được sử dụng trong nhiều trường mầm non quốc tế. HighScope chú trọng vào việc giáo dục tinh thần chủ động học tập ở trẻ. Phương pháp này khuyến khích trẻ em tự tìm tòi, học hỏi, khám phá kiến thức và xây dựng kế hoạch cá nhân.
Giáo dục HighScope bao gồm 5 yếu tố cơ bản:
- Học tập chủ động
- Tương tác
- Môi trường
- Chuỗi hoạt động hàng ngày
- Đánh giá
Phương pháp giáo dục STEAM
Giáo dục STEAM là phương pháp giáo dục dựa trên tương tác đa chiều, kết hợp giữa 5 yếu tố:
- Science (Khoa học): Học sinh sẽ được học về cơ sở khoa học của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, phương pháp giáo dục này cũng khuyến khích trẻ ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết các những vấn đề thực tiễn.
- Technology (Công nghệ): Trẻ sẽ được trang bị kiến thức công nghệ cần thiết cho một công dân thời đại số và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Engineering (Kỹ thuật): Trang bị cho trẻ kiến thức về kỹ thuật, kích thích tư duy lo logic và sáng tạo.
- Art (Nghệ thuật): Giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, tư duy, đặc biệt là khơi gợi và phát huy trí tưởng tượng của trẻ.
- Mathematics (Toán học): Trang bị cho trẻ kiến thức căn bản về toán học.
Quy tắc dạy trẻ bằng phương pháp giáo dục Glenn Doman là gì?
Các chuyên gia giáo dục và tâm lý học đều khuyến nghị rằng không nên ép trẻ học khi còn quá nhỏ. Mặc dù việc học rất quan trọng tuy nhiên nếu trẻ đối diện với áp lực học hành từ khi còn nhỏ dễ gây những tác dụng ngược.
Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi từ 0-6 không nên bị ép buộc học hành. Tuy nhiên cha mẹ vẫn có thể dạy trẻ từ rất sớm thông qua những trò chơi đơn giản có lồng ghép nội dung giáo dục. Phương pháp Glenn Doman được xây dựng dựa trên nguyên tắc giáo dục cơ bản này. Đồng thời Glenn Doman cũng đặt ra nhiều quy tắc cho việc dạy trẻ:
- Bắt đầu càng sớm càng tốt
- Duy trì sự hứng thú của trẻ trong suốt thời gian học
- Luôn tin tưởng và tôn trọng trẻ
- Chỉ dạy khi cả bạn và trẻ cảm thấy hứng thú
- Tạo môi trường học tập cuốn hút
- Dừng việc học trước khi trẻ muốn dừng
- Thường xuyên giới thiệu học liệu mới trong chương trình giảng dạy
- Nhất quán và gọn gàng
- Không được kiểm tra thẻ
- Nên chuẩn bị học liệu chu đáo trước khi bắt đầu dạy
Những chú ý khi cho trẻ học phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
- Không nóng vội: Cha mẹ cần bình tĩnh trong suốt quá trình dạy con. Học là cả một quá trình, học Glenn Doman cũng vậy, không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn hay bỏ cuộc giữa chừng.
- Tạo bầu không khí thoải mái, khiến trẻ hứng thú với việc học. Đây là điều tối quan trọng vì trẻ nhỏ dưới 6 tuổi rất hiếu động, rất khó tập trung. Nội dung bài học phải thực sự hấp dẫn, cuốn hút trẻ.
- Cha mẹ nên tạo mối quan hệ thân thiết với con: Thay vì là cha/mẹ-con cái, các bậc phụ huynh nên nhập vai bạn bè với con để tạo sự thoải mái như vui đùa.
- Không nên ép buộc trẻ, chỉ nên bắt đầu khi trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú với việc học và dừng trước khi con muốn dừng.
- Khéo léo đưa nội dung bài học vào các hoạt động của trẻ
- Kết hợp giữa học bằng thẻ với sách, báo, tạp chí để tạo sự mới lạ, thu hút.
Những việc cha mẹ nên làm:
- Luôn giữ sự tự nhiên, không gò bó: Giúp trẻ cảm thấy thoải mái
- Luôn vui vẻ không làm các bé bị áp lực: Giúp trẻ dễ tiếp thu nội dung bài học
- Cổ vũ trẻ trong tất cả hoạt động: Điều này sẽ khiến trẻ hưng phấn và thích thú
Những việc cha mẹ không nên làm:
- Không được đe dọa trẻ: Đây là điều cha mẹ đặc biệt không được làm với trẻ. Vì còn nhỏ, khi thấy cha mẹ giận dữ trẻ sẽ rất sợ. Điều này có tác động không tốt tới việc dạy con
- Không để bé phải chờ bắt đầu buổi học: Trẻ sẽ dễ chán nản, đánh mất hứng thú học tập
- Không nên lớn tiếng với trẻ: Trẻ sẽ bị tâm lý và không còn muốn học tiếp, giảm hiệu quả tiếp thu.
- Không nên dạy trẻ khi tâm trạng không tốt: Dù ít nhiều, tâm trạng không tốt của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài học. Hãy bắt đầu khi cả hai đều thoải mái.
Nhìn chung, phương pháp Glenn Doman rất thích hợp cho việc giáo dục trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng được với đối tượng từ 3 tháng – 6 tuổi hoặc trẻ bị tổn thương não. Khi con bước vào lứa tuổi lớn hơn, cha mẹ cần tìm hiểu các phương pháp giáo dục mới tương xứng với sự phát triển của trẻ.
Tham khảo mô hình chương trình giáo dục tiên tiến tại Học viện Công nghệ Teky!
Xem thêm: