Đổi mới giáo dụcNổi bật

Giáo dục stem là gì? 3 lý do trẻ nên tiếp cận sớm mô hình này

4.9/5 - (325 bình chọn)

Mô hình giáo dục STEM là gì mà tất cả các nước phát triển đang áp dụng. Mô hình giáo dục STEM là gì mà rất nhiều phu huynh đầu tư cho con học tập? Liệu nó có như lời đồn, có thể thay đổi tương lai con trẻ?

Chương trình giáo dục STEM trang bị cho học sinh kiến thức đa lĩnh vực, các kỹ năng mềm, liên tục cho học sinh tiếp cận với thực hành. Nhờ đó các em có thể sử dụng làm chủ công nghệ, khai thác công nghệ để giải quyết các vấn đề cuộc sống, phục vụ công việc, trở thành công dân thực thụ trong xã hội 4.0.

Hãy cùng Học viện công nghệ sáng tạo Teky tìm hiểu stem education là gì? Và những lý do khiến phụ huynh nên cho trẻ tiếp cận sớm.

Nội dung

Định nghĩa của mô hình giáo dục Stem là gì?

Stem là gì
Stem là gì

STEM là thuật ngữ được ghép từ các từ tiếng Anh sau:

  • Science (khoa học)
  • Technology (công nghệ)
  • Engineering (kỹ thuật)
  • Maths (toán học)

STEM là một mô hình giáo dục. Mô hình này dạy trẻ em kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp (liên môn). Tức là liên kết kiến thức của các môn học với nhau, kết hợp lý thuyết với thực hành, đặt tri thức vào bối cảnh thực tế, xoá nhoà ranh giới giữa trường học và xã hội. Múc đích để tạo ra môi trường giáo dục gần gũi, có tính ứng dụng cao.

Ý nghĩa của giáo dục STEM là gì?

Thay vì phải học 4 môn học riêng lẻ. Thay vì nghiên cứu vấn đề theo một chiều. Nếu áp dụng phương pháp STEM con trẻ chỉ cần học 1 môn học duy nhất, được làm quen với việc nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng, dưới nhiều tác động. Từ đó lựa chọn được các giải quyết vấn đề phù hợp nhất.

Thế mạnh khi áp dụng phương pháp dạy học Stem là gì?

1. Mô hình giáo dục STEM dạy trẻ kiến thức tích hợp (liên môn)

Phương pháp học truyền thống sẽ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách độc lập. Toán là toán, văn là văn, khoa học là khoa học, không hề liên quan, liên kết với nhau. Còn STEM thì hoàn toàn ngược lại, truyền đạt các kiến thức đan xen, lồng ghép, kết hợp lý thuyết và thực hành. Mô hình đặt học sinh vào môi trường đa yếu tố như môi trường thực tế. Nhờ đó các em sẽ không bỡ ngỡ, có thể xử lý nhuần nhuyễn khi gặp phải ngoài đời thực.

2. Chương trình giáo dục Stem rèn luyện học sinh khả năng tự giải quyết vấn đề

Mô hình giáo dục STEM đề cao hành động. Tức là khả năng vận dụng tri thức. Phương pháp STEM thiết kế bài học theo chủ đề. Sau khi học phần lý thuyết, học sinh sẽ được đặt trong một tình hướng thực tế. Và các em phải tự tìm tỏi, nghiên cứu tất cả các tài liệu của tất cả các môn học có liên quan đến vấn đề rồi sử dụng chúng nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra.

Chương trình giáo dục stem giúp trẻ tăng khả năng tự giải quyết vấn đề
Chương trình giáo dục stem giúp trẻ tăng khả năng tự giải quyết vấn đề

3. Mô hình giáo dục Stem khuyến khích tinh thần sáng tạo

STEM không ép học sinh phải học theo cách nào. STEM cũng không bắt học sinh phải tìm ra đáp án chính xác. Cái STEM hướng đến là cách các em đi tìm đáp án, thái độ khi các em đi tìm đáp án. STEM hướng đến mục tiêu mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là một nhà phát minh. Các em tự tìm ra phương pháp học cho mình, tự hiểu kiến thức thầy cô truyền đạt theo cách của mình, chủ động mở rộng kiến thức.

Những hiểu biết sai làm về mô hình giáo dục thời đại 4.0 này

Hiểu sai 1: Giáo dục STEM không phải các khóa học lập trình, lắp ráp robot

Hiện nay, một số trung tâm giáo dục tư nhân ở Việt Nam đang nhầm lẫn hoặc cố tình truyền thông sai ý nghĩa của mô hình STEM. Họ gán cho các khóa học lập trình, lắp ráp robot cái tên giáo dục STEM. Điều này đã gây ra hiểu lầm nghiêm trọng. Do đó nhiều phụ huynh nghĩ rằng STEM là chương trình giáo dục định hướng và đào tạo ra những kỹ sư thiên tài.

Teky xin đính chính lại, khóa học lập trình, lắp ráp robot chỉ là một phần nhỏ của STEM. Đây là mảng kiến thức thuộc lĩnh vực công nghệ, thuộc nhóm thực hành. STEM gồm đa dạng chủ đề: hóa học, sinh học, toán học, vật lý học, môi trường, vũ trụ,…

Hiểu sai 02: Học sinh chỉ giỏi khoa học tự nhiên, mất gốc khoa học xã hội 

Mỹ là một trong những quốc gia đang áp dụng STEM. Bạn thấy đấy học sinh của họ vẫn toàn diện. Khoa học tự nhiên thông thạo, khoa học xã hội am hiểu, giao tiếp tự tin, kỹ năng sống vượt trội. Vậy có phải STEM chỉ tạo ra những học sinh giỏi toán, lý, hóa, thành thạo công nghệ mà không hiểu gì về văn học, ngoại ngữ,… Chắc chắn là không rồi. Bởi trong chương trình học của STEM vẫn có các môn học xã hội. Các thầy cô sẽ đưa kiến thức của các môn học xã hội và não bộ các em một cách tự nhiên nhất (cuộc thi, chuyến đi thực tế).

Ví dụ: Học lịch sử nhờ nghe các câu chuyện, xem các hiện vật ở bảo tàng.

Ngoài ra thông qua các cuộc thi, chuyến đi thực tế, các em có nhiều trải nghiệm hơn để rồi trưởng thành hơn. Quan trọng nhất là có thể giải phóng các cảm xúc bản thân. Với phương pháp giáo dục này, các sẽ trở thành con người toàn diện, biết sử dụng các sáng kiến công nghệ để phục vụ, giải quyết các vấn đề xã hội.

Áp dụng mô hình giáo dục Stem giúp trẻ phát triển nhiều kĩ năng
Áp dụng mô hình giáo dục Stem giúp trẻ phát triển nhiều kĩ năng

Hiểu sai 03: STEM rất tốn kém

Do các phụ huynh hiểu sai chương trình STEM là các chương trình dạy về lập trình, lắp ráp robot nên cứ nghĩ nó tốn kém. Muốn học phải mua giáo trình Mỹ, mua máy móc, thiết bị. Teky thừa nhận muốn cho con theo học mô hình giáo dục STEM, phụ huynh phải đầu tư một khoản tiền. Nhưng nó cũng chỉ bằng các khóa học ngoại ngữ, bằng các buổi học thêm toán – lý – hóa thôi. Vì tất cả các thiết bị, máy móc phục vụ môn khoa học công nghệ đều do nhà trường, học viện, trung tâm đầu tư. Còn các chương trình thực tế như thăm vườn thú, bảo tàng, nông trại chỉ tốn một ít chi phí đi lại và ăn uống.

Hiểu sai 04: Dạy STEM chỉ phù hợp với học sinh cấp 2, cấp 3

Thời kỳ trẻ 4 – 10 tuổi là lúc con người liên tục học tập tiếp thu. Lúc này trẻ tò mò với mọi thứ, muốn khám phá mọi thứ. Quan trọng nhất là trẻ chưa bị ảnh hưởng bởi nhiều phương pháp học tập. Vì thế lối tư duy đa chiều sẽ hình thành sớm, việc học các môn học mới ở các bậc học sau sẽ dễ dàng hơn.

Hiểu sai 05: Giáo dục STEM chỉ phù hợp nam giới

Sai lầm này cũng bắt nguồn từ việc không hiểu mô hình giáo dục STEM nghĩa là gì. Cho rằng STEM chỉ trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên, về công nghệ – kỹ thuật. Teky nhắc lại lần nữa, chương trình giáo dục STEM đa dạng. Có cả toán học, văn học, khoa học, mỹ thuật,… Tất cả các môn học này đều được giảng dạy một cách gần gũi, sáng tạo để các em yêu thích và tiếp thu nhanh.

Mô hình giáo dục STEM giúp các bạn nữ thích học các môn khoa học tự nhiên hơn và ngược lại giúp các bạn nam yêu thích các môn khoa học xã hội hơn.

Hiểu sai 06: Giáo viên Việt Nam có thể chưa đáp ứng được mô hình giáo dục STEM

Rất nhiều phụ huynh lo ngại đa phần giáo viên Việt Nam chưa đáp ứng được mô hình giáo dục STEM. Sợ rằng đầu tư tiền cho con học mà giáo viên không dạy đến nơi đến chốn. Các bậc phụ huynh nghĩa rằng mô hình giáo dục STEM phải do người nước ngoài giảng dạy. Đây là quan niệm sai lầm. Chương trình giáo dục STEM xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết của từng môn học riêng biệt. Và các thầy cô giáo ở nước ta đã nắm rất chắc lý thuyết rồi. Vấn đề chỉ nằm ở cách thức xây dựng bài giảng, truyền tải bài giảng, gắn lý thuyết với thực hành.

Đội ngũ giáo viên của TEKY là những người ưu tú nhất trong ngành công nghệ thông tin, có khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời và ươm mầm tài năng trẻ. Các thầy cô cũng đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc giúp hình thành và phát triển sức sáng tạo, cũng như rèn luyện các kỹ năng khác ở trẻ nhỏ

Đội ngũ giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết tại Teky
Đội ngũ giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết tại Teky

Hiểu sai 07: Tổ chức dạy nhiều môn cũng là STEM

Giáo dục theo mô hình STEM phải hội tụ 3 yếu tố: đa ngành – liên ngành – xuyên ngành.

Tức là chương trình STEM phải trang bị cho học sinh kiến thức của mọi lĩnh vực. Nhưng không phải theo một cách độc lập. Mỗi giáo viên dạy một môn. Học hết môn này đến môn khác. Điểm mấu chốt của STEM là các tri thức của các môn học kết hợp với nhau, đặt kiến thức trong một tình huống cụ thể.

Làm sao để trẻ có thể tham gia vào chương trình giáo dục stem

Bước 1: Dạy học các môn học theo phương pháp giáo dục STEM

Để trẻ tham gia vào chương trình giáo dục STEM, giải nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề theo phong cách STEM, chúng ta phải triển khai mô hình giáo dục này trong nhà trường hoặc ít nhất cho trẻ học tại các trung tâm đang áp dụng STEM.

Bước 2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục STEM

Các hoạt động thực tế, chương trình trải nghiệm rất quan trọng. Các hoạt động này có thể giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn nhiều lần, nhớ lâu hơn nhiều lần. Đặc biệt cho trẻ thấy học tập rất thú vị, không buồn tẻ như chúng tưởng. Thông qua đây trẻ có thể tự nhìn thấy được ý nghĩa của từng bộ môn trong đời sống.

Để tổ chứ thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, các giáo viên, các trung tâm cần phải lên kế hoạch chi tiết, thiết kế bài giảng, xác định trọng tâm của bài giảng. Và hơn hết là cần có sự hợp tác ăn ý của phụ huynh, các trường nghề, trường đại học, doanh nghiệp, trang trại,…

Bước 3: Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

Các hoạt động nghiên cứu khóa học, các cuộc thi giống như một bài kiểm tra toàn diện. Giáo viên có thể nhìn thấy kết quả của tất cả các môn học trong sản phẩm của học sinh.

Áp dụng phương pháp giáo dục stem tổ chức hoạt động nghiên cứu khóa học
Áp dụng phương pháp giáo dục stem tổ chức hoạt động nghiên cứu khóa học

Ví dụ: Tổ chức cuộc thi robot yêu môi trường. Chúng ta sẽ thấy:

  • Các em học sinh áp dụng môn vật lý thế nào để robot có thể chuyển động được?
  • Các em học sinh áp dụng văn học thế nào để thuyết minh ý tưởng của mình?
  • Các em học sinh áp dụng kiến thức tâm lý thế nào để làm việc nhóm với nhau?

Lưu ý: Các cuộc thi mang tính tự nguyện, dành cho các học sinh yêu thích. Không ép buộc khiến các em có ấn tượng không tốt, chống đối. Điều này đi ngược lại mục đích của mô hình giáo dục STEM.

Những câu hỏi thường gặp của phụ huynh khi cho con trẻ tìm hiểu mô hình này

Câu hỏi 1: Những môn học trong chương trình giáo dục Stem là gì?

Chương trình giáo dục STEM bao gồm nhiều môn học, nhiều lĩnh việc. Cụ thể văn học, toán học, mỹ thuật, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, vật lý, hóa học,… Các em sẽ được học mọi kiến thức như ở trường, thậm chí còn đa dạng hơn ở trường. Nhưng theo cách thức mới. Đó là liên môn. Tức là kết hợp kiến thức có nhiều môn học trong bài học. Quan trọng nhất là học sinh được học đi đôi với hành. Phương pháp giáo dục STEM đào tạo ra những công dân của thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ. Các em sẽ sử dụng tốt công nghệ, thậm chí phát minh ra công nghệ để phục vụ học tập, cuộc sống, công việc của các em.

Câu hỏi 2: Những kĩ năng trẻ đạt được khi tham gia học là gì?

Trẻ sẽ học được 2 nhóm kỹ năng. Một là kỹ năng tổng quát. Gồm kỹ năng quan sát và phân tích, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp. Bởi các em sẽ phải làm việc nhóm, phải tự học – tự nghiên cứu trước khi thầy cô đưa ra đáp án, kết luận. Nhóm kỹ năng thứ hai là kỹ năng nghiệp vụ. Gồm kỹ năng tin học, kỹ năng truyền thông,…

Câu hỏi 3: Stem có được giảng dạy trong nhà trường không?

Chương trình giáo dục Stem đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Ở các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông dựa theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Tuy nhiên, mô hình này chưa thực sự phổ biến và chuyên sâu.Các em học sinh đã được bước đầu tiếp cận với những môn học giáo dục Stem như:

  •  Về khoa học, ở cấp tiểu học với môn tự nhiên và xã hội, môn khoa học. Đối với bậc trung học cơ sở, giáo dục Stem chủ yếu về các vấn đề liên quan tới các môn khoa học tự nhiên, Đã có bước đầu đặt ra mối quan hệ giữa các nhóm kiến thức liên ngành về vật lý, hóa học,… Ở cấp học trung học phổ thông, các môn học tách rời những khối kiến thức về toán – hóa – sinh.
  • Trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật. Học sinh ở cấp tiểu học đã được làm quen với các môn tin học và công nghệ. Đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông, môn tin học và công nghệ cũng được giảng dạy. Các môn này ở trình độ cao hơn, có tính áp dụng cao hơn.
  • Môn toán được chú trọng, trở thành môn bắt buộc, phổ cập giảng dạy trong tất cả các cấp học.

Câu hỏi 4: Định hướng giáo dục Stem trong chương trình mới là gì?

Định hướng giáo dục Stem cho học sinh hiệu quả
Định hướng giáo dục Stem trong tương lai

Định hướng giáo dục Stem trong chương trình mới được xây dựng như sau:

  • Chú trọng hơn nữa mô hình giáo dục STEM.
  • Đưa đầy đủ các môn học Stem vào chương trình giáo dục phổ thông mới. (Các môn như: Toán, lý, hóa, công nghệ, tin học,…)
  • Xây dựng các môn học tích hợp chủ đề ở giai đoạn cơ bản. Hướng đến mục đích thực hành, vận dụng.
  • Tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm thực tế các hoạt động thông qua nhiều hình thức khác nhau.
  • Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động, chương trình về Stem. Nhằm xã hội hóa hoạt động giáo dục. Đồng thời, phổ cập mô hình này tới quy mô rộng.
  • Phong phú hóa chủ đề Stem trong giảng dạy.

Câu hỏi 5: Những khó khăn trong mô hình giáo dục này là gì?

Các khó khăn trong mô hình giáo dục

Khó khăn trong giáo giục stem cho học sinh tiểu học
Khó khăn trong giáo dục Stem cho học sinh tiểu học

Triển khai giáo dục STEM vẫn còn những khó khăn rất lớn, đòi hỏi phải vượt qua.

  • Yêu cầu cao trong việc tổ chức các chủ đề, nội dung Stem, đòi hỏi phải vừa đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông, vừa vận dụng được giáo dục STEM sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
  • Trình độ giáo viên cũng là một rào cản không nhỏ để có thể triển khai mô hình giáo dục này. Với một chương trình giáo dục mới mẻ, phần lớn giáo viên chưa đủ điều kiện để có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
  • Một thách thức lớn trong quá trình giảng dạy là cách kiểm tra, đánh giá trong giáo dục hiện nay.
  • Sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức , doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo giáo dục như trường phổ thông và đại học chưa được đề cao.
  • Và một yếu tố cơ bản, quan trọng nhất hiện nay. Đó là vấn đề về điều kiện cơ sở vật chất. Các điều kiện hiện tại còn quá sơ sài, trong khi yêu cầu của mô hình giáo dụng Stem lại cao. Đây là một rào cản quan yếu cần nhanh chóng giải quyết.

Cách khắc phục

Để giáo dục STEM thực sự hiệu quả, cần có những giải pháp khắc phục khó khăn.

Giải pháp cho mô hình giáo dục Stem ở học sinh tiểu học
Giải pháp cho mô hình giáo dục Stem ở học sinh tiểu học
  • Giải quyết các vấn đề cơ bản về điều kiện cơ sở vật chất. Đảm bảo các thiết bị cũng như các phòng học phục vụ mô hình giáo dục. Ví dụ như: thành lập các hệ thống Makerspaces phục vụ cho sáng chế, mở thêm các không gian phòng học, phòng lab thí nghiệm,…
  • Về yếu tố con người. Đầu tiên, phải nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ công nhân viên, giáo viên giảng dạy. Cần tiếp tục hỗ trợ đào tạo giáo viên về xây dựng nội dung giáo dục STEM. Cách khai thác các chủ đề STEM trong chương trình hiện hành. Phương pháp tiếp cận giáo dục STEM. Tập huấn các phương pháp khơi gợi lòng đam mê khoa học, tìm tòi sáng tạo cho học sinh.
  • Cách thức kiểm tra, đổi mới cần phải được đổi mới. Sao cho phù hợp với mô hình giáo dục.
  • Ngoài ra, cần thúc đẩy sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức , doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo giáo dục như trường phổ thông và đại học, tăng cường hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo, ban, ngành liên quan.

Câu hỏi 6: Tại Việt Nam có những trung tâm nào áp dụng phương pháp này rồi?

Việt Nam có một số đơn vị đã áp dụng phương pháp này. Có thể kể đến Teky. Đây là một trong những đơn vị tiên phong. Teky đã có 20 cơ sở, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại trung tâm đang có hơn 200 giảng viên và 10.000 học sinh đang theo học, cùng với đó là nhiều giải thưởng danh giá:

  • Top 3 công ty có ảnh hưởng xã hội Châu Á
  • Top 3 Pitching Performance Winner
  • Giải nhất Best Life Helper
  • Giải nhất Best Newcomer 2019

Với nền tảng chuyên môn vững chắc, kinh nghiệm dày dặn, cơ sở vật chất hiện tại như thế này, Teky là một cái tên đáng cân nhắc đó ba mẹ ạ.

>> Tìm hiểu thêm về Teky nới ươm mầm tài năng công nghệ nhí : Tại đây!!

Lời kết: Giáo dục Stem là phương học giáo dục tiên tiến, đã được kiểm định và áp dụng ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ. Phương pháp này cung cấp cho con trẻ các kỹ năng toàn diện chứ không phải chỉ tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, internet.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Nội dung

Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.