IT - Lập trình

Scrum Master là gì? Tiêu chí để trở thành Scrum Master giỏi

5/5 - (10 bình chọn)

Đối với những dự án được triển khai, vai trò của Scrum Master là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện đúng tiến độ cũng như đẩy mạnh chất lượng của sản phẩm. Thế nhưng bạn đã biết Scrum Master là gì chưa? Những tiêu chí gì để có thể được vinh danh là một người Scrum Master tốt? Ngoài ra, trách nhiệm cần của của Scrum Master là gì? Nếu bạn chưa biết, bài viết dưới đây của chúng tôi có thể giải đáp hết những thắc mắc đang tồn đọng trong bạn. Cùng đọc tiếp với chúng tôi để thấu hiểu thêm thông tin này bạn nhé.

Giải mã Scrum Master là gì?
Giải mã Scrum Master là gì?

Scrum Master là gì?

Khá nhiều người không biết Scrum Master là gì. Đây là những người đóng một vai trò rất quan trọng bởi họ là cầu nối, là sự liên kết giữa những khách hàng hay còn gọi là product owner, với những product team một cách hiệu quả. Có được sự kết nối này là nhờ vào mô hình Agile. Công việc của họ là phải làm việc với những khách hàng để lấy được chi tiết các yêu cầu cũng như thông tin. Sau đó, người Scrum Master sẽ tổng hợp và tả lại những yêu cầu đó theo đúng chuẩn Scrum. Bản mô tả này sẽ được gửi tới cho User Stories và tùy vào mức độ ưu tiên, quản lý công việc để có thể thực hiện hiệu quả.

dang-ky-lap-trinh

Những người Scrum Master sẽ quản lý các team theo từng giai đoạn Sprint cụ thể, trong đó mỗi Sprint sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2 tuần. Ở giai đoạn này, người Scrum Master sẽ giúp đỡ những thành viên bên trong team để họ có thể hiểu, ước lượng được khoảng thời gian hiệu quả và hoàn thành được hết những User Story trước đó. 

Nhờ vào Scrum Master, những vấn đề sẽ được trình bày lại trong cuộc họp team để đảm bảo họ hoàn thành được tiến độ trong thời gian tới. Do đó, có thể tin rằng Scrum Master chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối mô hình Agile. Có họ, công việc được đảm bảo là diễn ra trôi chảy và nhanh chóng nhất có thể.

>>> Xem thêm : React Native là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của React Native

Trách nhiệm cần phải có của một Scrum Master là gì?

Trở thành một Scrum Master, trách nhiệm của bạn luôn được đẩy mạnh lên và đặt rất cao. Nhiều người khi nghe câu trả lời về câu hỏi trách nhiệm của Scrum Master là gì, họ đã không tin vào những chia sẻ này. Thế nhưng phải có những yếu tố đó thì công việc mới có thể được đảm bảo hoàn thành. Những tiêu chí đó bao gồm:

Change Agent

Những người Scrum Master thường sẽ đi những bước đầu, đưa ra nhiều sự thay đổi khác nhau ở trong team. Điều này sẽ giúp cải thiện được những hiệu suất làm việc, cũng như mang đến kết quả tốt hơn.

Vai trò của một Scrum Master
Vai trò của một Scrum Master

Impediment Remover

Các Scrum Master sẽ biết cách làm thế nào để giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra, đồng thời loại bỏ những cản trở trong công việc. Ngoài ra, những người Scrum Master cũng nên ủy thác công việc của mình cho những thành viên khác trong team. Điều này sẽ giúp khuyến khích họ có khả năng vượt qua được nhiều vấn đề khác nhau, mang đến cho họ sự tự tin bậc nhất. Đây là câu trả lời đúng nhất về vai trò này đối với Scrum Master là gì.

Teacher

Vai trò của một Scrum Master không khác gì một người thầy thực thụ. Họ có thể dạy cho các thành viên bên trong team kiến thức về Scrum, ngoài ra sử dụng nhiều cách thức khác nhau, miễn sao hiệu quả, để có thể hỗ trợ một cách tối ưu nhất trong công việc.

>>> Xem thêm : Vector trong C++ là gì? Giải đáp Vector C++ và định nghĩa

Mentor

Nhờ có những chia sẻ về kinh nghiệm của Scrum Master đối với team, các thành viên sẽ hiểu được những điều còn khúc mắc mà họ chưa có lời giải. Ngoài ra, họ thêm tin tưởng vào những lợi ích của Scrum đối với sự nghiệp đằng trước của bản thân.

Coach

Coaching đối với Scrum Master là gì? Những Scrum Master sẽ giúp thành viên nhìn nhận lại bản thân mình một cách hiệu quả hơn. Họ sẽ biết được đâu là khuyết điểm, đâu là ưu điểm và từ đó các thành viên sẽ cải thiện được các vấn đề của mình. Nhờ vậy, người trong nhóm sẽ phát triển và đóng góp nhiều hơn cho các tổ chức.

dang-ky-lap-trinh-teky1

Facilitator

Muốn tạo ra được một môi trường làm việc tốt, thoải mái và phù hợp với cả nhóm, thì người Scrum Master sẽ phải bảo vệ team của mình khỏi nhiều trở ngại khác nhau.

>>> Xem thêm : C++ là gì? Các kiểu dữ liệu C++ gồm 5 kiểu gì bạn có biết? 

So sánh sự khác nhau Scrum Master và Project Manager ra sao?

Tùy vào từng dự án khác nhau, các vai trò sẽ được phân định cụ thể khác nhau. Có thể người này vừa là Project Manager cho phần việc này, nhưng mà lại là Scrum Master cho dự án khác. Thế nên hiểu về nhiệm vụ là vô cùng cần thiết.

Một Project Manager sẽ là người phải chịu nhiều trách nhiệm về việc đảm nhận những quy trình hành động của toàn bộ dự án. Họ phải làm nhiều vị trí khác nhau như lên kế hoạch, làm estimation, quản lý các scope, lấy yêu cầu của khách hàng… để đảm bảo luôn đúng tiến độ và chất lượng của công việc đã giao. Người Project Management sẽ luôn giám sát, kiểm tra các công việc của thành viên để nhanh chóng nhận diện những rủi ro, các vấn đề phát sinh, từ đó đưa ra được giải pháp để xử lý kịp thời.

Công việc của Scrum Master là gì?
Công việc của Scrum Master là gì?

Có thể nhìn thấy sau khi tìm hiểu về Scrum Master là gì, ta thấy rằng vai trò của Scrum Master sẽ nhỏ hơn, chúng thiên về tổ chức, điều phối các công việc hiệu quả. Ngoài ra những master sẽ đảm bảo cho thành viên khi làm việc được vận hành theo chuẩn mô hình Agile. Ngoài ra, các Scrum Master sẽ được thành viên báo cáo về tiến độ của công việc qua các buổi họp mỗi ngày, từ đó họ nắm được phần trăm khối lượng công việc còn tồn đọng và đưa ra đánh giá khả quan để có thể nhanh chóng hoàn thiện.

Những tiêu chí để trở nên giỏi hơn của một Scrum Master là gì?

Có kiến thức tốt về Scrum

Muốn có kiến thức tốt về Scrum, bạn cần phải hiểu mô hình này đang được vận hành, hoạt động cụ thể như thế nào. Những Scrum Master sẽ hiểu biết về hoạt động trong lập trình, từ đó hỗ trợ cho thành viên nếu muốn.

Có kỹ năng quản lý công việc thông minh

Kỹ năng thứ hai cần có của Scrum Master là gì? Chính là biết quản lý được thời gian và công việc hiệu quả. Họ có nhiều cuộc họp, nhiều cuộc hội thoại khác nhau, chưa kể đến các backlog, các user story. Do đó nếu không biết chia thời gian và sắp xếp hợp lý, công việc dễ bị chồng chéo lên nhau và gây ra sự khó chịu trong quá trình thực hiện. Hãy cố gắng sắp xếp thông minh và đừng để công việc của ngày hôm nay qua ngày mai nhé, bởi khi tiến độ công việc không diễn ra như mong muốn, bạn rất dễ cảm thấy mệt mỏi và stress đấy.

lap-trinh-cho-tre

>>> Xem thêm : HTML5 là gì? Điều gì khiến HTML5 lại quan trọng đến như vậy?

Có kỹ năng lên kế hoạch hiệu quả – Scrum Master là gì?

Cuối cùng, người Scrum Master phải biết lên kế hoạch một cách tốt nhất. Cách sắp xếp của User Story luôn được phân theo một thứ tự hợp lý, theo mức độ của việc khẩn cấp và quan trọng. Ngoài ra, lĩnh vực này cũng có nhiều điểm đặc trưng, đó là User Story này có thể phụ thuộc vào các User Story khác. Thế nên chúng có thể khiến cho bạn mất phương hướng nếu như không biết lựa chọn một cách thông minh đấy.

Chia sẻ về công việc này
Chia sẻ về công việc này

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc về Scrum Master là gì, cũng như chia sẻ thêm cho bạn tiêu chí để bạn có thể giỏi hơn trong lĩnh vực Scrum Master. Chúng tôi tin rằng bài viết này có thể mang đến cho bạn cái nhìn sáng tỏ hơn về Scrum Master, thế nên bạn đừng bỏ lỡ nhé. Gợi ý bạn lên trên trang web Teky đọc thêm nhiều bài viết ấn tượng trong chuyên mục IT – lập trình. Ví dụ bài viết về Helpdesk là gì cực kỳ bổ ích, hãy đọc và cảm nhận nhé!

>>Mời bạn đọc thêm: Con trỏ trong C++ là gì? Các khái niệm cơ bản xung quanh con trỏ

Vì sao bạn nên chọn Học Viện Công Nghệ Teky cho con phát triển kỹ năng lập trình?

TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.

Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm).

Trải nghiệm học lập trình miễn phí
Trải nghiệm học lập trình miễn phí

Đây là chương trình không chỉ trang bị kiến thức lập trình mà còn rèn luyện nhóm kỹ năng 4Cs. Trẻ sẽ được:

  •  Học tư duy phản biện thông qua việc phân tích các vấn đề.
  •  Học tính sáng tạo tư duy Logic thông qua việc lắp đặt và lập trình robot th ông qua các mô hình Lego Mindstorm, app trò chơi. Giúp con học giỏi môn Toán trên lớp
  •  Kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi team-building, các dự án nhóm trên lớp.
  •  Phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều bài tập và hoạt động hấp dẫn.

Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, lập trình game, lập trình web với python  Lập trình Scratch Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.

Liên hệ ngay học viện công nghệ sáng tạo TEKY để được tư vấn khóa học:

  • Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
  • Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
  • Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
  •  Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
  •  Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642

Website https://teky.edu.vn | Email: support@teky.edu.vn |

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.