Đổi mới giáo dục

Tất tần tật về các mô hình giáo dục Stem cho trẻ mầm non-Teky

5/5 - (1 bình chọn)

Giáo dục Stem cho trẻ mầm non là một phương pháp giáo dục mới và cần thiết trong thời đại hiện nay. Phương pháp này đã và đang được áp dụng. Tuy chưa thực sự rộng rãi và chuyên sâu nhưng đã tạo nên nhiều kết quả tích cực.

Vậy, Stem là gì? Và những điều cần biết về mô hình giáo dục Stem dành cho trẻ mầm non? Cùng teky tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nội dung

Giáo dục Stem là gì?

Stem là thuật ngữ chuyên ngành giáo dục. Chỉ một mô hình giảng dạy được xây dựng theo hướng liên ngành. Ý nghĩa của từ STEM được ghép bởi 4 từ khóa chỉ các ngành khoa học khác nhau. Bao gồm: S-Science, T- Technology, E- Engineering, M- Mathematics. Mô hình giáo dục Stem xoay xung quanh, lấy người học làm trung tâm. Từ đó đưa ra các ohương pháp giảng dạy, đề cao phát triển tư duy sáng tạo và tính ứng dụng của kiến thức.

Mô hình giáo dục Stem đã được thực hiện ở Việt Nam trong các cấp học. Đã có các chính sách về xây dựng các môn học từ Stem tiểu học tới bậc trung học phổ thông.

Vai trò của giáo dục Stem ở mầm non

Giúp trẻ bước đầu tiếp cận, làm quen với hướng giáo dục liên ngành

Khác với các môn học truyền thống. Giáo dục Stem cho học sinh mầm non kết hợp 4 môn học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đó là các môn về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Chương trình áp dụng mô hình giảng dạy dựa trên thực tế cuộc sống. Tính ứng dụng cao, vì thế, trẻ có thể vận dụng những kiến thức khoa học đó vào thực tế đời sống.

Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của trẻ.

Như đã đề cập, phương pháp giảng dạy Stem đề cao tính thực tiễn. Các kiến thức được truyền đạt cho trẻ thông qua việc ứng dụng vào các tình huống thực tế. Điều này rèn luyện, cho trẻ khả năng giải quyết vấn đề một cách chủ động.

Giúp trẻ học tập một cách chủ động, phát triển tư duy sáng tạo.

Phương pháp Stem cho trẻ mầm non áp dụng mô hình hoàn toàn khác so với cách học truyền thống. Khi tham gia mô hình học tập này, trẻ sẽ là trung tâm của tri thức. Điều đó có nghĩa là trẻ phải chủ động trong quá trình học tập. Rèn luyện khả năng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển tư duy theo hướng sáng tạo, không phụ thuộc. Cách học này sẽ kích thích trí tò mò và sự hứng thú đối với học tập của trẻ.

Chương trình giáo dục Stem ở mầm non

Định hướng giáo dục.

Định hướng giáo dục Stem

Chương trình giáo dục Stem được áp dụng theo định hướng phương pháp là tiếp cận liên môn, liên ngành. Các môn học không có sự phân chia rõ ràng mà sẽ được giảng dạy kết hợp. Mục đích của phương pháp này là để thúc đẩy tư duy của trẻ. Góp phần giúp trẻ tư duy nhạy bén, vận dụng tốt các kỹ năng trong vấn đề hàng ngày. Định hướng giáo dục Stem mang đến những ưu thế vượt trội trong thời kỳ 4.0. Cụ thể là về khả năng tư duy và phản biện, rèn luyện trí thông minh. Ngoài ra còn tăng cường kỹ năng làm việc và bồi dưỡng, định hướng ngành nghề.

Một số thay đổi trong định hướng giáo dục Stem cho trẻ mầm non

Tuy nhiên, mô hình này khi được đem áp dụng cho trẻ mầm non đã có một số thay đổi nhất định. Để phù hợp với khả năng nhận biết và tiếp thu của trẻ.

  • Thứ nhất, về phương pháp và lượng kiến thức được lựa chọn để giảng dạy. Trẻ em mầm non có độ tuổi khá nhỏ. Vì thế, chúng không thích hợp để bắt đầu với những kiến thức lý thuyết. Thay vào đó, trẻ em sẽ được học tập qua thực tế. Các bài giảng sẽ được lồng ghép trong những tình huống thực hành.
  • Thứ 2, về giáo viên. Trong phương pháp giảng dạy này, giáo viên chỉ có vai trò như một người hướng dẫn. Trong quá trình giảng dạy, trẻ sẽ được nhận những gợi ý mang tính định hướng. Đề cao tư duy, cách xử lý cũng như sự sáng tạo của trẻ.
  • Thứ 3, trong mô hình giáo dục Stem ở trẻ mầm non. Có thêm yếu tố ART. Đó là yếu tố nghệ thuật trong đời sống. Đối với phương pháp này, nghệ thuật có vai trò như một điểm bất ngờ trong học tập.  Nó giúp thúc đẩy mạnh mẽ yếu tố sáng tạo trong tư duy và nhận thức của trẻ.

Định hướng phát triển Stem cho trẻ mầm non trong tương lai.

  • Tập trung xây dựng các chương trình học phù hợp, gần gũi với trẻ.
  • Giáo dục trẻ hướng đến việc tạo ra kết quả là những sản phẩm thực tế.
  • Đầu tư phát triển giáo dục Stem. Mục tiêu là thế hệ trẻ với kiến thức nền tảng chắc chắn.

Thủ tướng Chính phủ gần đây có đưa ra chỉ thị số 16 với nội dung như sau: “Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhằm tăng cường khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.”

Từ đó cho thấy, việc đầu tư cho trẻ làm quen sớm với Stem là vô cùng cần thiết.

Một số phương pháp dạy Stem cho trẻ mầm non.

Phương pháp dạy học Stem qua các hoạt động ngoài trời.

Đây là một phương pháp được ứng dụng đơn giản trong giảng dạy. Qua các hoạt động thực tế, trẻ sẽ được học một trong những điều căn bản bậc nhất của phương pháp giáo dục Stem. Đó là ứng dụng thực tế. Phương pháp giáo dục này trong quá trình giảng dạy sẽ được triển khai theo nhiều cách khác nhau. Kế hoạch giảng dạy cũng được thay đổi tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, mọi cách giảng dạy trong phương pháp này đều hướng tới mục đích sau cùng là sự liên kết giữa lý thuyết và thực tế. Giúp trẻ hướng đến những kiến thức, kỹ năng đời sống xã hội.

Phương pháp dạy học Steam 5E

Phương pháp này được xây dựng với mục đích mang tới cơ hội sáng tạo cho trẻ. Nó giúp trẻ rèn luyện khả năng diễn đạt suy nghĩ, bày tỏ cảm nhận. Bên cạnh đó động viên tinh thần, để trẻ chủ động tìm hiểu, xây dựng. Và lựa chọn những kiến thức mới mà trẻ sẽ tiếp thu. Mô hình Stem 5E với 5 giai đoạn được sắp xếp theo trật tự:

  • Engagement (Sự gắn kết)

Trong giai đoạn này, gắn kết không chỉ đơn giản là mối quan hệ, sự gắn kết giữa giáo viên và trẻ. Gắn kết ở đây còn là sự gắn kết về kiến thức và thực hành. Trong quá trình học tập, trẻ sẽ học được cách kết nối các bài giảng theo thứ tự. Sắp xếp các kiến thức, để chúng bổ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, các kiến thức lý thuyết và thực tiễn cũng được định hướng để trẻ gắn kết chúng với nhau. Từ những điều đó, trẻ sẽ được áp dụng, tự tìm ra lỗi sai và xây dựng kiến thức mới.

  • Explore (Tiến hành khảo sát)

Bước vào giai đoạn thứ 2, quá trình khảo sát được trẻ tiến hành thông qua hoạt động thực tiễn. Bên canh những kiến thức cơ bản mà trẻ nhận được từ giáo viên hướng dẫn. Trẻ phải chủ động tìm hiểu những kiến thức mới. Sau đó, áp dụng chúng vào trải nghiệm hàng ngày. Thông qua các phương pháp như quan sát, thống kê, rút ra kết quả khảo sát.

  • Explain (Giải thích)

Trong giai đoạn 3, từ những kiến thức mới, trẻ sẽ trải qua một giai đoạn tìm hiểu. Những thắc mắc của trẻ được giải đáp thông qua giai đoạn này. Ngoài ra, trẻ cũng được rèn luyện kỹ năng tự mình tìm hiểu và đưa ra phân tích cá nhân.

  • Elaborate (Áp dụng)

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn vận dụng. Từ những điều đã được học và giải đáp trong 3 giai đoạn đầu, trẻ vận dụng vào đời sống. Giáo viên là người dẫn dắt, hướng dẫn trẻ vận dụng lý thuyết vào thực tế. Từ đó củng cố kỹ năng của trẻ, tạo nên hứng thú trong học tập. Và quan trọng, có thể xây dựng nên những khối kiến thức mới.

  • Evaluate (Đánh giá)

Bên cạnh việc đánh giá trẻ qua kiểm tra như cách thức truyền thống. Ở giai đoạn này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp quan sát để đánh giá. Thậm chí, phương pháp để cho trẻ tự đánh giá cũng được đề cao trong giai đoạn này. Từ những đánh giá thu được, giáo viên sẽ đưa ra phương pháp điều chỉnh giáo dục phù hợp. Giai đoạn này vô cùng quan trọng, là nền tảng để phát triển mô hình giáo dục.

Những hiểu biết sai lầm về Stem cho trẻ mầm non.

Mô hình Stem chỉ giáo dục cho trẻ về lập trình và lắp ráp robot

Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu sai về giáo dục Stem. Đây là cách hiểu sai phổ biến nhất hiện nay mà ngay cả các nhà giáo dục cũng có thể mắc phải. Nhiều người cho rằng việc học Stem chỉ xoay quanh học lập trình, tin học và lắp ráp Robot. Nhưng thực tế, mô hình giáo dục Stem được xây dựng trên một nền tảng phong phú hơn nhiều. Các lĩnh vực được giảng dạy đa dạng từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hôi, các môn về vũ trụ,… Thậm chí, hiện nay mô hình đã có nhiều cải biến, có bổ sung thêm các môn về nghệ thuật đời sống.

Giáo dục STEM làm ảnh hưởng đến nền tảng giáo dục xã hội và nhân văn của trẻ.

Không những không làm ảnh hưởng đến nền tảng giáo dục của trẻ. Giáo dục Stem còn là mô hình bổ trợ vô cùng hiệu quả cho học sinh khi tham gia các môn xã hội và nhân văn. Giáo dục Stem theo hướng liên ngành không chỉ đào tạo tốt về các môn khoa học tự nhiên theo góc nhìn thực tế mà còn rèn luyện khả năng tư duy, sức sáng tạo không ngừng cho trẻ. Từ những điều căn bản ấy, giáo dục Stem tạo nên nền tảng, giúp trẻ học tốt hơn các môn khoa học xã hội và nhân văn,

Cơ sở vật chất là điều cần được đầu tư nhất trong mô hình giáo dục STEM cho trẻ

Cơ sở vật chất là điều nhận được nhiều ngộ nhận nhất của xã hội. Mọi người quan niệm giáo dục Stem phải có những trang thiết bị hiện đại và tốn kém. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng mô hình này có thể tận dụng những thứ có sẵn trong các cơ sở giáo dục như nhà trường hay phòng thú nghiệm. Các chủ đề được xây dựng theo mô hình Stem thường có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với hiệu quả mà nó mang lại.

Giáo dục STEM chỉ áp dụng được trong chương trình học của học sinh trung học. Trẻ mẫu giáo không học được Stem.

Thực tế chỉ ra rằng, giáo dục Stem nên được áp dục càng sớm càng tốt. Bởi vậy, cho trẻ bắt đầu làm quen và học Stem ở mẫu giáo chính là điều kiện tốt để trẻ tiếp thu dễ dàng và hứng thú trong học tập. Việc áp dụng kiến thức ở các lĩnh vực trong hoạt động giảng dạy trực quan cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ có thêm kiến thức. Bên cạnh đó nâng cao năng lực trải nghiệm.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có các trung tâm giáo dục Stem cho trẻ. Tham gia khóa học này sẽ giúp trẻ thích ứng dần với mô hình mới, tăng tư duy và khả năng của trẻ. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về khóa học Stem cho trẻ mầm non tại Teky. Teky là một trung tâm giáo dục Stem hàng đầu Việt Nam với mô hình giáo dục đạt chuẩn chất lượng Mỹ. Sự mở rộng quy mô của Teky trên các miền đất nước đã tạo điều kiện cho trẻ em khắp Việt Nam có cơ hội làm quen và học Stem hiệu quả.

Học sinh nam là những đối tượng phù hợp với giáo dục Stem. Học sinh nữ không phù hợp.

Mô hình giáo dục Stem không phải là một môn học phân biệt giới. Tất cả những điều kiện căn bản để có thể bước vào mô hình Stem là tinh thần. Chuẩn bị cho mình một tinh thần sẵn sàng đón nhận kiến thức mới là cách duy nhất để tiếp nhận phương pháp Stem. Các đặc điểm giới khác nhau sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình học tập và vận dụng kiến thức Stem.

Stem sẽ thay thế các chương trình giáo dục hiện nay.

Mô hình giáo dục Stem là mô hình giáo dục bổ trợ có ý nghĩa quan trọng. Nó không sử dụng để giảng dạy thay thế các bộ môn giáo dục truyền thống khác. Giáo viên giảng dạy theo mô hình này chỉ cần chuẩn bị thêm những kỹ năng xây dựng bài giảng, tạo chủ đề và các kiến thức liên quan. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để mô hình giáo dục Stem được áp dụng rộng rãi hơn nữa trên toàn quốc.

Lời kết: Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Teky trong quá trình tìm hiểu về Stem và giáo dục Stem cho trẻ mầm non. Xem các kiến thức hữu ích về Stem khác tại Teky.. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline:…

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Nội dung

Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.