Nuôi dạy con-4.0

5 kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân quan trọng cho trẻ-Teky

Rate this post

Kỹ năng quản lý cảm xúc ngày càng cần thiết với con người hiện đại. Chúng ta sử dụng kỹ năng này trong công việc, đàm phán, tạo dựng mối quan hệ,… Và giờ, ta nhận thấy, quản lý cảm xúc cũng rất quan trọng với cả trẻ nhỏ. Bạn quan tâm đến cách quản lý cảm xúc cho con của mình. Trong bài viết này, Teky sẽ bật mí với phụ huynh 5 kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc cho trẻ nhé.

Quản lý cảm xúc 4
Tìm hiểu quản lý cảm xúc cá nhân cho trẻ

Tìm hiểu quản lý cảm xúc là gì?

Cảm xúc là phản ứng, biểu cảm của con người trước tác động của những yếu tố ngoại cảnh. Đó là hành động cơ thể diễn tả những gì đang xảy ra trong môi trường não bộ. Nếu não bộ nhận diện có nguy hiểm, bạn sẽ lập tức phản ứng căng thẳng, sợ hãi, bởi hormone được tiết ra. Nếu đó là tình huống hữu ích, não sẽ tiết ra Oxytocin, dopamine, serotonin. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury trong cuốn sách “Khám phá tâm lý học” đã nhận định: cảm xúc là một trạng thái phức tạp, gồm 3 thành phần riêng biệt: trạng thái chủ quan, phản ứng sinh lý, biểu cảm.

cảm xúc là gì
Cảm xúc cá nhân là gì?

Quản lý cảm xúc cá nhân là việc ta kiểm soát hành vi, tâm trạng và thái độ của mình. Mục đích của hành động này nhằm tìm lại sự cân bằng trong tâm trạng. Giúp tinh thần chúng ta luôn vui vẻ và hành phục nhất. Trong công việc và cuộc sống, quản trị cảm xúc nhằm tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, đàm phán với khách hàng tốt đẹp nhất. Không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc cực đoan của bản thân, như vui và buồn sai thời điểm.

Ví dụ, nếu gặp chuyện buồn và ta cố tìm một điểm sáng nào đó của bản thân để lấy lại niềm vui và cân bằng cảm xúc. Khi đó ta cố điều khiển hành vi, tâm trạng, nghĩa là đang quản lý cảm xúc.

>>> Ba mẹ nên biết: 10 cách tăng trí thông minh cho trẻ phải biết – IQ & EQ

Tại sao phải quản lý cảm xúc ở trẻ

Vai trò của quản lý cảm xúc rất quan trọng với người lớn là điều chẳng phải bàn cãi gì. Tuy nhiên, với những đứa trẻ hồn nhiên, chưa vụ lợi, tại sao phải quản lý cảm xúc của mình?

Dạy cho trẻ cách quản lý cảm xúc từ sớm, không phải là làm mất sự hồn nhiên của nó. Đây là một tri thức hữu ích mà trẻ nắm bắt từ sớm sẽ tốt cho nó hơn.

Quản lý cảm xúc 1
Tại sao phải quản lý cảm xúc ở trẻ
  • Trẻ biết quản lý cảm xúc sẽ thông minh hơn trong các mối quan hệ và đối nhân xử thế.
  • Ngược lại với suy nghĩ nhiều người, trẻ sẽ có được những người bạn tốt thực sự. Do nó biết cách làm hài lòng từng người bạn của mình
  • Nó chắc sẽ được thầy cô và những người lớn khác đánh giá cao
  • Hạn chế thể hiện cảm xúc cực đoan như vui hay buồn quá trong hoàn cảnh không phù hợp
  • Ngoài ra, quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng và lo âu. Do luôn biết cân bằng cảm xúc bản thân.
  • Trẻ thích nghi với những khó khăn và khủng hoảng dễ dàng hơn các trẻ khác

Nếu trẻ không sớm biết cách quản lý cảm xúc cá nhân của mình. Nó sẽ dễ có những hành động bộc phát, gây mất thiện cảm của mọi người xung quanh. Lâu dần nó sẽ trở thành thói quen và khó thay đổi khi trưởng thành. Tâm lý trẻ cũng dễ suy sụp trước những khó khăn và khủng hoảng.

5 cách quản lý cảm xúc cá nhân cho trẻ

Ở thời điểm hiện tại, bạn có thể tìm thấy nhiều hơn 5 kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân có trong bài viết này. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm giáo dục trẻ, Teky nghĩ rằng 5 cách quản trị cảm xúc này là phù hợp với trẻ nhất. Dù sao, hãy tham khảo xem chúng tôi mang đến cho bạn và bé những kiến thức gì nhé.

Quản lý cảm xúc 6
5 kỹ năng điều chỉnh cảm xúc hữu ích cho trẻ

Điều chỉnh hành vi cơ thể

Biểu hiện cơ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quan sát và kiểm soát tâm trạng của trẻ. Đây là phản ánh rõ ràng, là cửa sổ mở ra để nhìn thấy tâm hồn trẻ và đồng thời ảnh hưởng đến quá trình quản lý cảm xúc của họ.

Hãy tưởng tượng một tình huống: một đứa trẻ đang trải qua cơn tức giận. Mặc dù nụ cười trên môi, nhưng lòng bàn tay lại nắm chặt. Hai hành động này đối lập nhau, nhưng đều là dấu hiệu của sự tức giận. Điều đáng chú ý là mặc dù có hành vi tích cực như nụ cười, nhưng con người thường hướng tới những suy nghĩ tiêu cực, đặt nặng vào sự tức giận.

Vấn đề này đặt ra yếu tố quan trọng thứ hai cần kiểm soát: quản lý cảm xúc tiêu cực. Dưới đây là một số cách giúp trẻ kiểm soát hành vi, đồng thời cân bằng tâm trạng của họ:

  1. Hướng dẫn trẻ thực hiện việc thả lỏng cơ thể để đạt được sự thư giãn trước khi điều chỉnh hành vi.
  2. Thực hiện hơi thở sâu, một hành động giúp giảm căng thẳng, lo lắng và tạo ra sự bình tĩnh.
  3. Mở miệng cười khi cảm thấy căng thẳng, vì nụ cười có thể lừa dối não bộ, hỗ trợ quá trình quản lý cảm xúc của trẻ.
  4. Giữ cơ thể chuyển động liên tục để giúp trẻ quên đi cảm giác lo lắng, tạo cơ hội để họ cân bằng lại tâm trạng của mình.

Quản lý cảm xúc tiêu cực

Tâm lý tiêu cực thường nảy sinh khi trẻ so sánh thiệt hơn và bản thân mình với người khác. Cảm xúc tiêu cực đeo bám rất mạnh và gây cho trẻ nhiều đau đớn, tổn thương tâm lý lớn. Do vậy, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách quản trị tâm lý tiêu cực từ sớm.

Teky xin chia sẻ một số cách xoa dịu cảm xúc tiêu cực cho trẻ hiệu quả dưới đây:

  • Học cách chấp nhận với mọi vấn đề và hoàn cảnh
  • Không so sánh, tính toán thiệt hơn
  • Dám thừa nhận sai lầm khi mắc lỗi
  • Bỏ ngoài tai mọi lời phàn nàn
  • Tư duy tích cực về mọi vấn đề
  • Không đổ lỗi cho người khác

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Để quản lý cảm xúc cá nhân tốt, trẻ nên được hướng dẫn cách quản lý cảm xúc bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc giúp trẻ biết cảm xúc nào phù hợp và có biểu hiện, ứng xử tương ứng.

Trí tuệ cảm xúc tốt giúp trẻ bình tĩnh và nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan. Trẻ nhận thức được tâm trạng mình đang vui hay buồn quá, nguyên nhân và điều chỉnh ngay sau đó.

Với trí tuệ cảm xúc, phụ huynh nên hướng trẻ nhìn mọi thứ tích cực và mỉm cười trước mọi tình huống. Hạn chế nhìn vào nhược điểm, hãy nhìn vào ưu điểm của người khác.

Sử dụng ngôn ngữ khéo léo

Chúng ta thường hay than vãn khi gặp phải vấn đề không tốt. Những lời vô tình sẽ là lời thú tội cảm xúc của chính mình. Trong mọi tình huống, hãy luôn giữ mình thật thông minh và khéo léo với những lời nói ra.

Hãy dạy trẻ ngừng ngay những lời than vãn vô bổ nếu không muốn nó trở thành thói quen. Con bạn sẽ khó quản lý cảm xúc tốt khi trưởng thành.

Không chỉ là lời than vãn, những từ ngữ được nói ra cũng cần phải chọn lựa. Bởi ngôn ngữ của chúng ta luôn hàm chứa cảm xúc. Trong một thoáng chốc buồn nào đó, ta có thể dùng từ ngữ buồn trong giao tiếp với mọi người.

Sử dụng ngôn ngữ không chỉ ảnh hướng tới mọi người bên ngoài. Mà bản thân trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi chính lời những lời nói tiêu cực của mình. Do vậy, hãy luôn dặn trẻ cách kiểm soát từ ngữ của mình.

Tự tin vào chính mình

Hãy tự tin vào chính mình
Hãy dạy trẻ tự tin vào chính mình

Bạn phải thừa nhận, mất tự tin ảnh hưởng kinh khủng tới kỹ năng quản lý cảm xúc của mình. Teky chắc chắn rằng trẻ mất tự tin cũng gặp phải nhiều vấn đề kinh khủng như người lớn vậy. Khi mất tự tin, trẻ sẽ không tin tưởng vào việc mình làm, dễ có hành vi thiếu kiểm soát. Trong hoàn cảnh đó, trẻ khó mà quản lý cảm xúc của mình được.

Do vậy, phụ huynh hãy rèn luyện sự tự tin cho trẻ từ sớm.

Để giúp bé tự tin hơn, phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp sau:

  • Giúp trẻ tạo dáng vẻ, phong thái và ngôn ngữ phù hợp
  • Học cách nhìn vào công chúng hoặc người giao tiếp với mình
  • Ham học hỏi và thách thức bản thân với những điều mới mẻ
  • Dạy trẻ luôn nghĩ mình có thể và thành công
  • Hạn chế suy nghĩ lung tung, đặc biệt phải quản lý cảm xúc tiêu cực.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trở thành phụ huynh thông thái với phương pháp dạy trẻ thông minh sớm

Teky – Học viện công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam

Teky - Học viên công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam
Teky – Học viện công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam

Cho con theo học công nghệ từ sớm đang là xu hướng phổ biến của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Bởi lợi ích phát triển tư duy, nhân cách và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho trẻ.

Teky là học viên công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam, do ông Nguyễn Hòa Bình (tức Shark Bình) đầu tư. Teky và đội ngũ sáng lập mong muốn giúp trẻ em Việt Nam nắm bắt được những kiến thức mới, sánh ngang với trẻ em trên thế giới.

Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường giáo dục STEAM năng động, giúp khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong trẻ. Tại Teky, trẻ được tự do tìm hiểu và khám phá thế giới, với nhiều hoạt động bổ ích như: trải hè, giải thi đấu,… Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người định hướng và đồng hành cùng bé.

Teky có cơ sở giáo dục trải khắp các thành phố lớn trên cả 3 miền, dịch vụ tư vấn 24/24 và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh. Chúng tôi tự tin đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng.

Teky luôn nhận được những đánh giá tích cực từ các bậc phụ huynh và cơ quan báo chí.

Vậy là bài viết đã chia sẻ với phụ huynh 5 cách quản lý cảm xúc cá nhân hữu ích cho trẻ rồi. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bản đọc đáp được vấn đề của mình. Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ trực tiếp với Teky theo thông tin dưới đây:

Học viện sáng tạo Teky:

  • #Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
  • #Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
  • #Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
  •  Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
  •  Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642
  • Email: support@teky.edu.vn
  • Website https://teky.edu.vn | Blog: https://teky.edu.vn/blog |

Xem thêm:

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả- Chìa khóa để thành công

Những câu chuyện truyền cảm hứng cho cuộc sống- Dành cho trẻ

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.