Bật mí cách dạy con ngoan không sử dụng đòn roi- Teky
Khi trở thành cha mẹ, người ta mới biết việc nuôi dạy trẻ không hề đơn giản. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Vậy làm sao để nuôi dạy con cái trở nên ngoan ngoãn? Teky sẽ giới thiệu tới các bậc phụ huynh cách dạy con ngoan ngay sau đây.
Những sai lầm cha mẹ cha mẹ hay mắc phải
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu những sai lầm của cha mẹ trong cách dạy con:
Sai lầm trong tư duy về cách dạy con ngoan
1. Con tôi, tôi có quyền
Rất rất nhiều cha mẹ Việt có tư duy này. Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ. Quyền hạn luôn đi đôi với nghĩa vụ. Bên cạnh việc có toàn quyền nuôi dạy con, cha mẹ phải có nghĩa vụ cung cấp cho con điều kiện thuận lợi để phát triển.
Trẻ con cũng có quyền được học tập, chăm sóc, bảo vệ và được tôn trọng. Cha mẹ có quyền nuôi dạy con nhưng không được xâm phạm đến các quyền hợp pháp của con.
>>> Có thể phụ huynh chưa biết: Bố Quan Tâm Con Càng Nhiều – Con Càng Thông Minh
2. Thương cho roi cho vọt
Nhiều phụ huynh thường quen sử dụng phương tiện như đòn roi để trừng phạt khi con mắc phải lỗi lầm. Tuy nhiên, phương pháp này không phải là cách giáo dục khoa học và thường đồng nghĩa với việc phản đối giáo dục..
Một số cha mẹ Việt Nam thường xuyên thể hiện sự nóng tính và thích áp dụng hình phạt khi con mắc sai lầm. Việc sử dụng đòn roi thường trở thành một biểu hiện của việc giải tỏa cảm xúc. Mặc dù nhiều phụ huynh có thể coi đây là phương pháp hiệu quả, nhưng thực tế lại chỉ là một cách tự bào chữa cho hành vi bạo lực, thậm chí là hình thức lạm dụng trẻ em. Rất ít cha mẹ thực sự muốn hại đến con cái của mình bằng cách liên tục sử dụng bạo lực.
Các em nhỏ phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực khi bị cha mẹ áp dụng đòn roi quá mức. Thứ nhất, trẻ có thể trở nên rụt rè, nhút nhát và thiếu tự tin, lo sợ việc phạm lỗi và không dám thể hiện bản thân. Thứ hai, có những trẻ trở nên cục cằn, nóng tính và thường xuyên thể hiện hành vi bạo lực. Tuy nhiên, ở cả hai trường hợp, những đứa trẻ này đều phải đối mặt với tổn thương tâm lý nặng nề.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những suy nghĩ sai về lập trình cho trẻ em phụ huynh cần xóa bỏ
3. Phó thác và đẩy trách nhiệm cho nhà trường
Nhiều cha mẹ vì quá bận bịu với công việc, không có thời gian dành cho con nên dường như phó thác hoàn toàn trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường. Hiện nay, các cơ sở giáo dục tư nhân ngày càng nhiều. Cha mẹ không cần phải chăm sóc con mà chỉ việc gửi trẻ đến trường.
Việc nuôi dạy trẻ cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gia đình giữ vai trò quan trọng hơn trong việc giáo dục trẻ. Do đó, trẻ cần được gia đình thường xuyên quan tâm. Những đứa trẻ thiếu tình thương dễ bị rối loạn tâm lý hay nặng hơn có thể dẫn tới tự kỷ hay trầm cảm.
Sai lầm trong phương pháp dạy con ngoan
1. Nuông chiều con cái
Xã hội này càng phát triển, số lượng con trong mỗi gia đình không nhiều. Vì vậy, gần như tất cả những điều tốt đẹp của cha mẹ đều đổ dồn vào con cái. Nhất là những gia đình có 1 con. Đây không phải là cách dạy con ngoan mà cha mẹ nên áp dụng. Giới chuyên gia xã hội học nhận định, điều này sẽ có tác động tiêu cực tới các vấn đề xã hội trong tương lai nếu không có giải pháp căn cơ.
Nhìn sang Trung Quốc, đất nước này có gần 1,5 tỷ dân. Qua 30 năm áp dụng chính sách dân số triệt để, đa phần các gia đình hiện nay chỉ có 1 con. Thế hệ thứ hai từ chính sách này hiện đã trưởng thành và những hệ quả xã hội của nó đang bắt đầu đe dọa đến nhiều vấn đề xã hội.
Tình trạng “tiểu hoàng đế” trở nên phổ biến. Nó được giới chuyên gia mô tả là việc trẻ em quá được chiều chuộng, được nhận tất cả đặc quyền từ cha mẹ. Trẻ quá hài lòng với cuộc sống hiện tại, thui chột ý chí cố gắng, lười lao động. Không những vậy, trẻ cũng trở nên ích kỷ hơn, không thích chia sẻ đặc quyền và lợi ích của mình.
Dĩ nhiên, yêu thương con, luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp là tâm lý chung của cha mẹ. Tuy nhiên bạn sẽ khiến hư con nếu chiều chuộng con thái quá.
2. Áp đặt con cái
Ép con tuân theo ý mình
Cha mẹ cho rằng mình luôn đúng mà không hề mảy may quan tâm đến ý kiến của con. Thông thường trẻ sẽ bị áp đặt những điều mà cha mẹ cảm thấy tốt chứ không phải những điều các bé cảm thấy phù hợp.
Việc này sẽ gây ra tâm lý chán nản ở trẻ. Các yêu cầu của cha mẹ như trở thành một dạng mệnh lệnh khiến trẻ sinh ra tâm lý chống đối, phản kháng.
Áp đặt thành tích
Trẻ cũng thường xuyên bị áp đặt thành tích. Người Việt Nam quá coi trọng thành tích, cha mẹ luôn đặt nặng kỳ vọng lên con trẻ. Lâu dần sẽ dẫn tới những vấn đề về tâm lý đặc biệt là stress và trầm cảm.
Trẻ cũng thường xuyên bị đem ra so sánh. Những “con nhà người ta” trở thành ám ảnh khiến trẻ luôn tự ti, mặc cảm về bản thân.
3. Không làm gương cho con
Một điều phi lý và rất nực cười đó là cha mẹ Việt thường nói một đằng, làm một nẻo. Bắt con phải tôn trọng, lễ phép nhưng lại thiếu tôn trọng người khác; cấm con hút thuốc, sử dụng các chất kích thích nhưng lại thường xuyên sử dụng. Cha mẹ cũng có nhiều lý do để bao biện cho các hành vi này như do công việc, hoàn cảnh,… Nhưng sai vẫn là sai. Việc cha mẹ không tuân thủ những lời mình nói, không làm gương cho cho khiến trẻ không tôn trọng và bỏ ngoài tai những lời dạy của cha mẹ
Cách dạy con ngoan mà không dùng đòn roi
1. Thấu hiểu tâm lý của con
Đây là việc đầu tiên khi muốn dạy con ngoan. Khi trẻ mắc sai lầm, thay vì quát mắng, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. Cha mẹ nên cùng trẻ phân tích vấn đề, ghi nhận những điều trẻ làm được. Đồng thời chỉ ra những lỗi sai, thiếu sót và động viên trẻ khắc phục và tiến bộ trong trong tương lai.
Trẻ em luôn thích được khen ngợi. Vì vậy, hãy khen trẻ mọi lúc có thể. Trẻ có có xu hướng lặp lại những việc được khen để làm hài lòng người lớn. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen tốt.
2. Làm bạn với con
Đây là cách dạy con ngoan phổ biến của nhiều ông bố bà mẹ hiện nay. Cha mẹ và con cái luôn có sự chênh lệch về quan điểm suy nghĩ, cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
Hãy tương tác với con nhiều hơn. Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con, cùng chia sẻ về các vấn đề cá nhân nếu con mở lòng. Hãy chơi với con nhiều hơn, dành nhiều thời gian bên gia đình để vun đắp mối quan hệ trở nên thân thiết và gần gũi.
Khi trở thành bạn của con, cha mẹ sẽ dễ dàng nắm bắt được suy nghĩ, nguyện vọng của trẻ. Những quyết định của cha mẹ vì thế cũng được con dễ chấp nhận hơn.
3. Tôn trọng con
Trước tiên, cha mẹ cần tôn trọng sở thích của con, tôn trọng sự khác biệt. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là duy nhất. Cha mẹ không thể bắt ép con phải đi theo con đường mình đã vạch sẵn nếu nó không phù hợp với tố chất của con và con không thích.
Hãy để con nói lên ý kiến của mình. Mặc dù trẻ còn nhỏ nhưng trẻ cũng có quan điểm, ý kiến riêng. Cha mẹ hãy tôn trọng điều đó. Không những vậy, việc để con nói lên ý kiến của mình cũng giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng tranh biện và lập luận. Đây là cách nuôi dạy con ngoan ngoãn và thông minh mà cha mẹ nên áp dụng
4. Bao dung với con
Không có ai là hoàn hảo vì bất cứ ai cũng từng mắc sai lầm. Hãy cho phép con được sai, khuyến khích con dám dấn thân. Sai lầm không hề xấu. Con sẽ khó học hỏi và ghi nhớ những bài học nếu chưa từng mắc sai lầm. Chỉ khi sai lầm, con mới biết mình còn thiếu gì và cần gì.
Các nghiên cứu khoa học chứng minh sự tha thứ có tác dụng giáo dục tốt hơn nhiều so với việc dùng bạo lực. Lòng bao dung của cha mẹ như quyền lực mềm giúp con tự giác điều chỉnh hành vi của mình. Trẻ sẽ quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận của cha mẹ và cố gắng để làm hài lòng cha mẹ.
Cha mẹ hãy hướng dẫn con khắc phục và sửa sai. Việc này vừa giúp con học hỏi kỹ năng xử lý vấn đề lại vừa giúp xây dựng mối quan hệ thêm gần gũi.
5. Thiết lập kỷ luật mềm
Trên hết, cách dạy con ngoan luôn cần phải thiết lập những quy tắc và kỷ luật. Trẻ em cần những quy tắc để kiểm soát hành vi của mình. Cha mẹ nên cho trẻ sự bao dung, đồng cảm, thấu hiểu và sự tự do nhưng trong khuôn khổ nhất định.
Kỷ luật được đặt ra để nhắc nhở con đâu là giới hạn không được vượt qua. Giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình. Cha mẹ không nên đơn phương thiết lập các quy tắc và kỷ luật. Hãy cùng con thảo luận và đưa ra bộ quy tắc chung. Điều này sẽ khiến con tôn trọng các quy tắc vì chính con là người đặt ra và đồng ý áp dụng chúng. Trẻ sẽ tự giác tuân thủ các quy định mà không hề phàn nàn.
Teky hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh kiến thức để tìm ra cách dạy con ngoan. Tham khảo thêm các phương pháp dạy con tại đây!
Xem thêm:
Mách cha mẹ Việt cách dạy con của người Nhật cực xịn
#Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành cha mẹ nên thuộc lòng