Nuôi dạy con-4.0

#Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành cha mẹ nên thuộc lòng

2.4/5 - (8 bình chọn)

Vấn đề con cái tự giác chăm chỉ học hành luôn là mong muốn của mọi bậc phụ huynh. Việc áp dụng phương pháp dạy con học tiên tiến ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành được những thói quen tự giác và chăm chỉ ngay từ sớm. Cùng Teky tìm hiểu ngay những phương pháp dạy con chăm chỉ học hành mà các bậc cha mẹ nên học thuộc lòng để áp dụng qua bài viết dưới đây.

Nội dung

Nguyên nhân trẻ thường có tâm lý lười học

Con người là loài sinh vật thông minh, luôn tò mò về thế giới xung quanh. Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã bắt đầu cảm nhận được thế giới bên ngoài. Trẻ có thể cảm nhận được âm thanh, ánh sáng của môi trường. Đặc biệt, trẻ cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của người mẹ, nghe và ghi nhớ thông tin. Tuy nhiên càng lớn, trẻ càng trở nên lười học. Điều đó đặt ra yêu cầu cần một phương pháp giáo dục hiệu quả giúp cha mẹ dạy con học hành chăm chỉ nhưng vẫn giữ được hứng thú của con với việc học.

>>> Có thể phụ huynh chưa biết: Lợi và bất lợi của bài tập về nhà – Phụ huynh chưa biết

Cách dạy con chăm chỉ học hành
Tình trạng trẻ lười học

Những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ không hứng thú với việc học

1. Cha mẹ quá nuông chiều

Nhiều người thường ngạc nhiên rằng, trẻ em ngày nay khá rụt rè, thiếu tính tự giác. Trẻ nhiều phụ thuộc vào cha mẹ, khó hình thành thói quen sống độc lập. Việc được cha mẹ nuông chiều khiến trẻ lười biếng và ỷ lại. Người ta nói rằng vượt khó thì dễ nhưng vượt qua cuộc sống đầy đủ, khá giả thì rất khó.

Cha mẹ quá nuông chiều con cái
Cha mẹ quá nuông chiều con cái

Các nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng, trẻ em ở các thành phố lớn của Việt Nam có tâm lý ngại khó khăn, bứt phá. Trẻ được bao bọc trong lớp bảo vệ quá tỉ mỉ từ cha mẹ khiến trẻ hài lòng với cuộc sống hiện tại, không có nhu cầu cố gắng. Một thực trạng mà nhiều nước công nghiệp gặp phải khi đang chật vật tìm cách thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

2. Kỳ vọng quá lớn từ gia đình

Việt Nam là đất nước đề cao và luôn khuyến khích việc học. Cha mẹ ngày nay thường đặt nhiều kỳ vọng vào con cái. Tâm lý hơn thua, so sánh con nhà mình với con nhà người ta lại càng khiến trẻ áp lực. Trẻ bị ép buộc vào guồng quay học tập không ngừng nghỉ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tình trạng stress và những bệnh tự kỷ ở trẻ ngày càng xuất hiện nhiều.

3. Lịch học dày đặc

Trẻ em ngày nay học rất nhiều, kiến thức rất nặng. Các bé không chỉ học kiến thức ở trường mà còn phải tự học ở nhà, đi học thêm ở các trung tâm, các lớp gia sư, các lớp bổ trợ kỹ năng,… Trẻ gần như không có thời gian để vui chơi, giải trí. Lịch học quá dày đặc khiến trẻ bị quá tải, stress, ảnh hưởng đến nhịp sinh học cơ thể của trẻ.

Áp lực học hành từ lịch học dày đặc
Áp lực học hành từ lịch học dày đặc

4. Con gặp vấn đề về sức khỏe, khả năng tiếp thu không cao

Nhiều trẻ có sức khỏe kém, tư chất không cao rất khó theo kịp bài giảng trên lớp. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường không quan tâm đến vấn đề này mà chỉ chú ý đến thành tích của con. Một số ít dù không đặt nặng thành tích của con cái nhưng lại luôn biểu lộ cảm xúc thất vọng mỗi khi đi họp phụ huynh cho con khiến trẻ cảm thấy rât tự ti và xấu hổ.

>>Kiểm tra ngay sức khỏe cho bé qua: Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ chuẩn quốc tế mới nhất

Phương pháp dạy con học hành chăm chỉ

1. Hãy để trẻ tự do

Triết lý giáo dục khai phóng luôn đề cao sự tự do cá nhân trong việc học. Hãy để trẻ tự khám phá, tự do lựa chọn và tự do làm những điều mình thích. Mệnh lệnh áp đặt của cha mẹ khiến trẻ dần hình thành tâm lý phản kháng và chống đối.

Để con được tự do theo đuổi đam mê
Để con được tự do theo đuổi đam mê

Đừng bắt trẻ làm bất cứ điều gì, thay vào đó, cha mẹ chỉ nên đưa ra lời khuyên thế nào là xấu, thế nào là tốt, trẻ nên làm gì. Dĩ nhiên, quyền quyết định vẫn là ở trẻ. Trẻ sẽ tự do lựa chọn điều mình muốn làm nhưng đồng thời cũng sẽ phải tự xoay sở với quyết định của mình. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách làm việc độc lập và khả năng xử lý những sự cố bản thân gặp phải.

Cha mẹ nên thường xuyên giảng giải về lý do tại sao trẻ nên học hành chăm chỉ. Khi chăm chỉ, trẻ sẽ được gì? Đó là sự yêu quý của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Trẻ thường thích được người khác yêu quý và khen ngợi, vì thế cha mẹ nên nhấn mạnh vào lợi ích này. Đặc biệt là hãy nêu những tấm gương chăm chỉ học hành trong truyện cổ tích để trẻ có động lực phấn đấu.

>> Xem ngay: Vì sao cha mẹ Việt cần áp dụng ngay cách dạy con của người Nhật

2. Giúp con tìm ra sở thích và năng khiếu

Trẻ thích được học những gì mình thích. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát để tìm ra năng khiếu, sở trường của trẻ. Dành cho con những không gian riêng để con tự tìm hiểu và khám phá năng lực của mình. Thường xuyên tâm sự cùng con về những điều con thích, những ước mơ sau này của con. Khuyến khích trẻ phấn đấu để đạt được ước mơ của mình.

Nếu con bạn không thích học Toán hay Văn mà muốn học Vẽ thì hãy tôn trọng con. Hãy tạo điều kiện cho con được làm điều mình thích, phát huy khả năng của mình. Điều này sẽ phát huy tối đa tinh thần ham học hỏi của trẻ. Quan trọng nhất đó là con bạn được vui vẻ, được sống với đam mê của mình. Đừng chỉ cố tìm ra phương pháp dạy con học hành chăm chỉ mà hãy làm con vui và hạnh phúc.

3. Không ngừng khuyến khích và động viên con

Hãy khuyến khích trẻ bằng những lời khen. Trẻ nhỏ thường ưa nịnh, thích được khen ngợi, thích những từ ngữ tích cực. Thực tế cho thấy, trẻ có xu hướng thân thiết với những người hay khen và động viên mình.

Luôn khuyến khích và động viên con
Luôn khuyến khích và động viên con

Hãy khen khi thấy con chăm chỉ học hành. Điều này sẽ kích thích tinh thần ham học của con. Trẻ sẽ cố gắng học để làm hài lòng cha mẹ.

Trong trường hợp trẻ bị phạt hay điểm kém, cha mẹ không nên cáu gắt và nổi giận với con. Việc này sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, động viên con. Cha mẹ nên giúp con chỉ ra những gì con đã làm được và chưa làm được. Từ đó đưa ra giải pháp để con tiến bộ trong lần sau.

4. Con bạn là một thiên tài

Các phương pháp giáo dục nổi tiếng như Shichida, Montessori hay phương pháp giáo dục Stem luôn nhấn mạnh rằng mỗi đứa trẻ sinh ra là một thiên tài và là duy nhất. Không có 2 đứa trẻ nào giống nhau hoàn toàn, kể cả với những đứa trẻ sinh đôi. Vì vậy, tất cả những so sánh đều mang tính khập khiễng.

Chúng ta không thể nói một đứa trẻ có năng khiếu về toán là giỏi hơn những đứa trẻ có năng khiếu về nghệ thuật. Mỗi đứa trẻ đều có một thế mạnh sở trường riêng. Điều cha mẹ nên làm là trân trọng và khuyến khích con phát triển năng lực ấy của bản thân.

5. Đặt mục tiêu và thưởng

Đặt ra mục tiêu cho trẻ và thưởng khi hoàn thành là phương pháp dạy con hiệu quả giúp trẻ chăm chỉ học hành mà cha mẹ nên áp dụng. Phần thưởng là yếu tố giúp con có động lực và cảm hứng tự giác học bài. Trẻ có quyền lựa chọn giữa học để lấy phần thưởng hoặc không. Điều này sẽ khiến trẻ hình thành thói quen chủ động, tự đưa ra quyết định, biết vạch ra chiến cách thức để đạt được mục tiêu.

Vạch ra mục tiêu cho con cố gắng
Vạch ra mục tiêu cho con cố gắng

Nếu trẻ không thể hoàn thành, hãy động viên trẻ cố gắng. Thỉnh thoảng, hãy tạo cho trẻ bất ngờ bằng những phần quà. Đừng quên khen trẻ ngoan, chăm chỉ và những từ ngữ tích cực.

6. Thiết lập kỷ luật “mềm”

Trẻ không thích việc bị áp đặt và kiểm soát. Vậy làm sao để quản lý việc học trẻ? Cha mẹ nên cùng con thảo luận và đưa ra những quy định chung, xây dựng thời gian biểu hợp lý giữa vui chơi và học hành. Đây là những quy định và cam kết do chính con đặt ra, vì vậy, các con sẽ ghi nhớ và luôn có ý thức tuân thủ.

Cha mẹ nên chú ý đến thời lượng dành cho những việc yêu thích của trẻ. Nếu trẻ chăm chỉ học và hoàn thành mục tiêu, cha mẹ sẽ cân nhắc cho phép trẻ được dành nhiều thời gian làm những điều trẻ thích. Ngược lại ,nếu trẻ không hoàn thành mục tiêu, cha mẹ sẽ “cắt giảm” thời gian con được làm những điều mình thích.

7. Đồng cảm và thường xuyên chia sẻ với con

Hãy dành thời gian để lắng nghe những câu chuyện, vấn đề mà trẻ gặp phải. Đây là cách tốt để cha mẹ dạy con chăm học bài. Khi đồng cảm, chia sẻ với con sẽ giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa trẻ và cha mẹ.

Cách dạy con chăm chỉ học hành - Chia sẻ và thấu hiểu con cái
Chia sẻ và thấu hiểu con cái

Cha mẹ cần thấu hiểu lý do tại sao con không thích học. Nhiều khi, trẻ không thích học không phải vì bản thân con mà đến từ nhiều nguyên nhân khác.

8. Buộc con phải tư duy bằng các câu hỏi ngược

Đây là phương pháp quan trọng để dạy con chăm chỉ học hành. Cha mẹ không nên cố gắng dạy thật nhiều kiến thức cho con. Tiếp thu kiến thức một chiều khiến trẻ bị động, lười tư duy, ỷ lại vào cha mẹ. Các câu hỏi ngược buộc trẻ phải vận dụng vốn hiểu biết để giải quyết vấn đề. Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò là người hướng dẫn, khơi gợi tư duy và suy luận của trẻ.

Trường hợp bạn không thể trả lời ngay, hãy gợi ý con đọc sách để tìm câu trả lời và hẹn con cùng trao đổi vào thời điểm thích hợp. Cách này giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách, phát triển kỹ năng diễn đạt và lập luận.

Hy vọng với bài viết này, Teky đã giúp các bậc phụ huynh bỏ túi 8 phương pháp dạy con học hành chăm chỉ. Tham khảo thêm kiến thức dạy con hữu ích tại đây!

Xem thêm:

Giáo dục giới tính cho trẻ theo từng lứa tuổi

Trại hè Việt Nam – 6 trại hè công nghệ “hot” nhất 2020

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

trai-nghiem-mien-phi3

GIÚP CON MÊ CÔNG NGHỆ  BỎ MÊ GAME 

Your message has been successfully sent

Unable to send.

trai-nghiem-mien-phi3

CHO CON TRẢI NGHIỆM KHÓA HỌC CÔNG NGHỆ CHUẨN MỸ.

Your message has been successfully sent

Unable to send.