Nuôi dạy con-4.0

#Chìa khóa giúp cha mẹ dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ-Teky

Rate this post

Trong những năm gần đây, tình trạng phát triển kinh tế nhanh chóng đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường sống, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí tuệ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn và trí lực của thế hệ trẻ. Do đó, việc phát hiện sớm vấn đề và áp dụng các phương pháp giáo dục hiệu quả từ khi còn nhỏ có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện và nhanh chóng thích ứng với môi trường xã hội ngày càng phức tạp. Cùng chúng tôi khám phá các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách hiệu quả nhất trong bài viết sau đây.

Chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được hiểu là những người bị khiếm khuyết về trí não ở độ tuổi dưới 18. Người ta thường lấy chỉ số thông minh IQ làm tiêu chí đánh giá. Theo đó, nếu trẻ sở hữu IQ dưới 75 được coi là chậm phát triển trí tuệ.

Chìa khóa giúp cha mẹ dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ
Thông thường, hội chứng này được bắt gặp với tình trạng trẻ bị giới hạn một phần chức năng não bộ. Trẻ hay gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người, khả năng tự chăm sóc và nhiều hành vi xã hội khác cũng kém. Trẻ có rất dễ nổi giận và bị kích động, đặc biệt là không thể kiểm soát được hành vi của mình.

Nguyên nhân

Tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ thường được phát hiện với các nguyên nhân chủ yếu sau:

1. Nguyên nhân di truyền

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ
Nguyên nhân di truyền
  • Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Có tới 30% số trẻ chậm phát triển trí tuệ do nguyên nhân này.
  • Những gen bất thường được truyền lại từ bố mẹ
  • Trẻ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa – Phenylketo niệu ảnh hưởng đến não bộ
  • Dị tật bẩm sinh khiến đầu và hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng

2. Vai trò của người mẹ trong quá trình mang thai

Lối sống của người mẹ trong quá trình mang thai có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí tuệ của trẻ:

  • Sử dụng thuốc lá, rượu bia, ma túy, chất kích thích: Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các chất kích thích có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ

Vai trò của người mẹ trong quá trình mang thai
Vai trò của người mẹ trong quá trình mang thai
  • Mẹ bị mắc bệnh trong khi mang thai: Nếu người mẹ mắc phải các bệnh như rubella, nhiễm virus cytomegalovirus (CMV),… trẻ sinh ra dễ bị chậm phát triển trí tuệ.
  • Cao huyết áp: Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi khiến thai nhi phát triển không bình thường

3. Thương tích hoặc bệnh tật

  • Khi còn nhỏ, nếu trẻ mắc phải các căn bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà hoặc cường giáp mà không được điều trị triệt để cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

Ảnh hưởng của bệnh sởi
Nguy cơ của bệnh sởi đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
  • Mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng não: viêm màng não, viêm não,…
  • Chấn thương não bởi thương tích như ngã, va đập hoặc tai nạn.

4. Các yếu tố môi trường

Ảnh hưởng của môi trường tới sự phát triển của trẻ
Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ
  • Thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang thai: Không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi sẽ khiến thai chậm phát triển, không phát triển hoàn thiện
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không lành mạnh
  • Thiếu sự chăm sóc y tế.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại

>>> Có thể bạn quan tâm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? và những bí mật ít ai biết

Các triệu chứng chậm phát triển trí tuệ

Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này như:

Một số triệu chứng chậm phá triển trí tuệ
Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
  • Biết ngồi, bò hoặc đi bộ khá trễ
  • Nói không rõ ràng, hay bị ngọng
  • Trí nhớ kém, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ
  • Khó khăn trong tư duy
  • Khả năng suy nghĩ logic kém
  • Việc học tập khá khó khăn
  • Cư xử như trẻ nhỏ
  • Không thể tự đưa ra quyết định
  • Khó khăn khi thực hiện các kỹ năng cơ bản như mặc quần áo, đi ngoài hoặc ăn.

Một số hành vi sau thường gặp ở trẻ chậm phát triển trí tuệ:

Chìa khóa giúp cha mẹ dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ có xu hướng hoạt động liên tục
  • Bị phụ thuộc vào người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ
  • Khá hung hăng, hiếu chiến, dễ kích động
  • Rối loạn tâm thần
  • Bướng bỉnh, trẻ thích được nịnh hơn là đe dọa
  • Tự gây thương tích cho bản thân
  • Các hành vi xã hội như giao tiếp, tương tác thường không tốt
  • Không kiểm soát được hành vi
  • Rất khó tập trung
  • Nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin
  • Thường hay bị động
  • Khả năng chịu đựng thấp

Phân loại

1. Chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ

  • Chiếm khoảng 80%.
  • Chỉ số IQ từ 50 – 75, có thể theo học bậc tiểu học
  • Mất nhiều thời gian để học nhưng hoàn toàn có thể giao tiếp tốt nếu được giáo dục
  • Gặp khó khăn với việc đọc – viết
  • Không tự đưa ra được quyết định
  • Trẻ hoàn toàn có thể tự lập khi trưởng thành nhờ sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng

2. Chậm phát triển trí tuệ mức trung bình

  • Chiếm khoảng 10%
  • Chỉ số IQ  từ 35 – 55
  • Có thể tự thực hiện các công việc đơn giản như tắm, ăn và đi vệ sinh theo hướng dẫn của cha mẹ
  • Có thể học đọc – viết và đếm cơ bản
  • Trẻ không tự lập được, cần có sự giám sát và trông nom

3. Chậm phát triển trí tuệ mức nặng

  • Chiếm khoảng 3 – 5%
  • Chỉ số IQ từ 20 – 40.
  • Có thể học kỹ năng giao tiếp và một vài kỹ năng chăm sóc bản thân
  • Trẻ cần có sự giám sát thường xuyên

4. Chậm phát triển trí tuệ mức rất nặng

  • Chiếm khoảng 1 – 2 %
  • Chỉ số IQ dưới 20 – 25.
  • Có thể học kỹ năng giao tiếp cơ bản và kỹ năng chăm sóc bản thân tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của người lớn.
  • Bị tổn thương thần kinh, không có khả năng tự lập, cần sự theo dõi, giám sát đặc biệt

Vấn đề mà bố mẹ của trẻ chậm phát triển trí tuệ phải đối mặt

Cha mẹ đối mặt với áp lực và căng thẳng
Bố mẹ dễ căng thẳng, mệt mỏi khi chăm sóc trẻ
  • Dễ lâm vào tình trạng: xấu hổ, phiền muộn, tuyệt vọng, trầm cảm. Những khó khăn và cả định kiến về việc nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ khiến họ dễ tìm đến rượu hoặc ma túy.
  • Dễ cảm thấy kiệt sức: Trẻ không tự thực hiện được những công việc cá nhân và luôn cần tới sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều khiến cha mẹ phải làm rất nhiều việc để đáp ứng nhu cầu của con.
  • Phương pháp chăm sóc và dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ rất khác so với cách giáo dục thông thường. Đặc biệt, nó đòi hỏi sức khỏe, tinh thần và cả tình yêu bao dung của bậc làm cha mẹ..
  • Nuôi trẻ chậm phát triển trí tuệ thường khá tốn kém, dễ trở thành gánh nặng với nhiều gia đình

Ngăn ngừa tình trạng chậm phát triển trí tuệ

Chìa khóa giúp cha mẹ dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Cho trẻ tiêm chủng định kỳ
  • Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ: Điều này sẽ giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh như sởi, thủy đậu, viêm não,…
  • Cho trẻ thực hiện kiểm tra sàng lọc về phát triển: Giúp phát hiện sớm và điều trị tình trạng suy dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ.
  • Chăm sóc tiền sản đúng cách: lối sống lành mạnh, hạn chế, tốt nhất là không nên sử dụng bia rượu, ma túy, chất kích thích.
  • Nên đi khám thai định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe thai sản, đảm bảo chu kỳ thai khỏe mạnh, phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.

Giáo án dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ?

  • Tìm hiểu, nắm vững thông tin về chứng chậm phát triển trí tuệ và phương pháp nuôi dạy trẻ khoa học.
  • Không quát tháo, la mắng trẻ bởi trẻ thường có tâm lý không ổn định, dễ hoảng sợ.
  • Khuyến khích trẻ làm việc độc lập, giúp bé dễ dàng học các kỹ năng mới.
  • Hãy sử dụng nhiều lời khen, trẻ rất thích nghe lời khen, điều này giúp trẻ có động lực để cố gắng.
  • Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động như vẽ, hát, nhảy,…
  • Theo dõi sát sao sự tiến bộ của trẻ ở trường và thói quen sống hàng ngày.
  • Tham gia cộng đồng, hội, nhóm bố mẹ có con chậm phát triển trí tuệ để học hỏi cách chăm con và những lời khuyên hữu ích.
  • Xây dựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi với trẻ: Đây là điều vô cùng cần thiết đối với bất cứ cha mẹ nào có con khiếm khuyết trí tuệ.
  • Đặc biệt chú ý hành vi nổi giận, hung hăng, mất kiểm soát của trẻ, từ đó tìm ra giải pháp xử lý hạn chế hiệu quả.
Teky hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thể hiểu về chứng chậm phát triển trí tuệ, đặc biệt là giúp các bậc phụ huynh nắm được kiến thức về phương pháp dạy con khoa học và hiệu quả!
Xem thêm:

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.