Bí quyết làm nên thành công trong giáo dục con của người Do Thái
Người Do Thái được biết đến là một dân tộc thông minh nhất thế giới. Để có được thành tựu như vậy, việc giáo dục con từ nhỏ là vấn đề quan trọng nhất. Hãy đồng hành cùng Teky để tìm hiểu thêm về bí quyết làm nên thành công trong giáo dục con của người Do Thái.
Đặc điểm chung về giáo dục con của dân tộc Do Thái
Người Do Thái có một lịch sử khá lâu đời với nhiều đau thương mất mát. Để trở thành một trong những dân tộc ưu tú và xuất sắc như hiện nay. Người Do Thái đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh, thảm sát dã man. Tuy nhiên, về những đóng góp trong lịch sử, người Do Thái để cho nhân loại những phát kiến vĩ đại trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như khoa học, nghệ thuật, … Thai giáo và giáo dục sớm được coi trọng ở dân tộc này. Giai đoạn được người Do Thái đặc biệt quan tâm đến giáo dục trẻ nhỏ là khoảng từ 0 – 6 tuổi. Đây cũng là giai đoạn đại não của trẻ phát triển nhanh nhất.
>> Tìm hiểu ngay: Phương pháp Montessori là gì? Vì sao cha mẹ cần biết sớm?
Nguyên tắc trong giáo dục con của người Do Thái
Việc giáo dục con của người Do Thái được áp dụng nghiêm túc các nguyên tắc về tự lập, tự chủ. Một số nguyên tắc cơ bản như:
- Để trẻ được tự do phát triển.
- Giáo dục gắn với thực tế đời sống. Kết hợp cả lý thuyết và thực hành trong truyền tải tri thức.
- Luôn luôn tôn trọng ý kiến của trẻ.
- Không để trẻ có suy nghĩ muốn ỷ lại vào người khác.
Cụ thể hơn, các nguyên tắc trên được áp dụng trong thực tế. Ba mẹ cần
1. Không chỉ trích con bằng những lời lẽ tiêu cực.
Việc chỉ trích vì những khuyết điểm của trẻ là một hành động tối kị đối với ba mẹ người Do Thái. Thay vì trách móc trẻ bằng những lời tiêu cực, người Do Thái sử dụng uyển ngữ. Ba mẹ sẽ khéo léo nhắc nhở, uốn nắn trẻ. Điều này không những bảo vệ danh dự của trẻ trước mặt mọi người. Mà còn thúc đẩy lòng nhiêt tình, động viên trẻ làm tốt hơn ở những lần sau.
2. Dành lời khen khi trẻ làm tốt.
Nhận được sự khuyến khích của ba mẹ và gia đình sẽ là một động lực rất tốt cho trẻ cố gắng. Người Do Thái luôn khen ngợi con khi chúng làm đúng. Đôi khi, họ sẽ khen ngợi trước mặt nhiều người để trẻ có được sự kiêu hãnh của riêng mình. Và biết được vị trí của mình trong xã hội. Việc khen, khuyến khích con trẻ cũng là một động lực để trẻ nâng cao tự trọng.
3. Dạy trẻ phải biết chịu trách nhiệm với chính bản thân mình.
Mọi lựa chọn và hành động của trẻ đều dẫn đến một hệ quả. Ba mẹ người Do Thái để con mình hiểu những điều đó và buộc đứa trẻ phải học cách chịu trách nhiệm. Trẻ phải chấp nhận mọi thứ có thể xảy ra từ lựa chọn của mình. Muốn làm được điều đó, người Do Thái luôn nghiêm túc tôn trọng mọi lựa chọn và hoạt động của con.
4. Dạy trẻ về tình yêu thương, luôn tôn trọng gia đình.
Xuất phát từ truyền thống trong mỗi gia đình người Do Thái. Sự đối xử của 3 trụ cột cha- mẹ – con sẽ là một tấm gương để trẻ học tập theo. Nếu cha mẹ thể hiện tình yêu với nhau và với con cái. Trẻ sẽ nhận được tình yêu thương, hiểu được giá trị của tình yêu đó. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ được rèn luyện khả năng quan sát, nhận thấy bản thân được tôn trọng và thấm nhuần giá trị của tình cảm gia đình. Đó sẽ là nền tảng tốt để trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội sau này.
5. Cần phải tự học cách để trở thành ba mẹ tốt
Trước khi có con, người Do Thái cần phải học, phải hiểu thế nào là một người cha mẹ tốt. Người Do Thái đã phát triển nên hệ thống giáo dục cho gia đình. Đó là điều bắt buộc đối với mỗi một công dân Do Thái. Việc học làm cha mẹ từ lâu đã trở thành 1 nét văn hóa của tộc người này.
6. Dạy trẻ quản lý thời gian hiệu quả.
Để thời gian trong ngày được sử dụng một cách hợp lý. Trẻ cần biết cân nhắc và sắp xếp thời gian phù hợp. Ba mẹ Do Thái để con tự do phát triển bản thân bằng cách cho con học nhiều bộ môn. Từ đó, trẻ phải sắp xếpp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc hiệu quả nhất. Từ những trải nghiệm lý thuyết và thực tế trẻ sẽ hiểu rõ hợ về giá trị của thời gian và sự chăm chỉ.
7. Dạy con bước tiếp khi vấp ngã.
Thay vì sợ sệt thất bại, ba mẹ Do Thái khuyến khích con mình hành động. Hãy cứ sai và rút ra kinh nghiệm. Chịu trách nhiệm với lựa chọn của bản thân. Tự tin và tiến tới chiến thắng là đích đến mọi người Do Thái cho con mình hướng đến.
>> Xem ngay: Phương pháp giáo dục con kiểu Mĩ những điều ba mẹ cần biết
Phương pháp giáo dục con của người Do Thái
Từ những nguyên tắc trong việc giáo dục con, người Do Thái áp dụng vào thực tế một số phương pháp sau:
1. Phương pháp đề cao trí tuệ của trẻ.
Người Do Thái dạy con từ rất sớm về vai trò của trí tuệ. Đứa trẻ luôn phải biết rằng để tiến tới hạnh phúc, phải là người có trí tuệ. Học thức được đề cao trong xã hội hơn bất kỳ loại quyền lực nào. Vì vậy, việc bồi dưỡng cho trẻ trong việc học, để trẻ phát triển tư duy và trí tuệ là điều cốt yếu mà phụ huynh Do Thái nhất định phải làm được.
Mỗi đứa trẻ người Do Thái đều nhận thức được việc học tập và trí thông minh quan trọng tới mức nào. Việc học ngoại ngữ của họ được vận dụng linh hoạt, luôn sẵn sàng tiếp thu tri thức mới. Sách vở được tôn trọng tuyệt đối. Tư duy sáng tạo được kích thích triệt để. Không chỉ trẻ con, việc học ở Do Thái được đề cao dù trong bất kỳ độ tuổi nào. Học tập chưa bao giờ là muộn với bất kỳ ai. Trong quá trình học tập, trẻ em được khuyến khích đưa ra vấn đề, đặt câu hỏi và tìm ra lời giải cho những vấn đề đó. Không ngừng suy nghĩ và trả nghiệm là điều bất kỳ ba mẹ người Do Thái nào cũng muốn dạy cho con mình.
2. Phát triển tinh thần độc lập – không cho trẻ dựa dẫm.
Người Do Thái tin rằng để sớm có thể tự lập được thì phải dựa vào chính bản thân mình. Sự tin tưởng vào bản thân là biểu hiện tốt nhất của tinh thần tự lập. Điều này giúp trẻ mạnh mẽ, dám đối đầu với thử thách. Và tự mình tìm ra hướng đi. Sự độc lập của mỗi đứa trẻ còn giúp chúng có thêm nhiều kỹ năng và bí quyết về sự sinh tồn trong xã hội. Dân tộc Do Thái với những khó khăn trong lịch sử luôn khắc ghi quá khứ. Họ không ngừng cải thiện thế hệ sau và dạy cho chúng cách để chạm tới thành công và hạnh phúc.
Để làm được điều đó, phụ huynh Do Thái cho con mình bắt đầu lao động từ năm 2 tuổi. Tinh thần tự lập của trẻ sẽ được rèn luyện cùng ý chí kiên cường, bất khuất, không ngại khó khăn. Ngoài ra, trẻ sẽ chăm chỉ và không ỷ lại vào người khác trong mọi công việc. Trong phương pháp này, cần đảm bảo nghiêm túc nguyên tắc về không chỉ trích trẻ bằng lời lẽ thô tục. Một đứa trẻ khi bắt tay vào một công việc gì đó sẽ không tránh khỏi sai lầm. Ba mẹ cần cổ vũ động viên để trẻ cố gắng đạt được những thành công tiếp theo. Không chỉ trích nặng lời vì điều đó có thể khiến trẻ tự ti, sợ sệt.
3. Cho trẻ làm quen với kinh tế và quản lý tài chính cá nhân.
Khác với nhiều dân tộc khác trên thế giới, thay vì tránh để con trẻ bận tâm về vấn đề kinh tế. Người Do Thái cho con cái của mình làm quen với những điều đó ngay từ khi còn nhỏ. Ba mẹ sẽ cho con biết về tiền bạc, cách nhận biết và hiểu về giá trị của đồng tiền. Bên cạnh đó, trẻ sẽ được dạy về kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhưng không keo kiệt. Những đứa trẻ người Do Thái sẽ được dạy về kinh doanh, bắt đầu đi làm thêm hoặc học đầu tư ngay từ khi còn nhỏ.
Nhờ phương pháp này, những đứa trẻ sẽ có những kỹ năng mềm, hiểu được nhiều nguyên tắc trong kinh doanh. Tạo tiền đề cho việc thành công sớm của trẻ.
4. Tôn trọng và thân thiện với mọi người.
Đây là một nguyên tắc cơ bản nhưng không bao giờ cũ trong các phương pháp dạy con. Trẻ phải được hiểu rằng khi mình cho đi tức là đang nhận lại. Thái độ của mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ của mình và những người xung quanh. Vì vậy, trẻ cần phải lễ phép, lịch sự với mọi người. Vai vế trong gia đình và xã hội được đề cao trong nhận thức của trẻ. Tôn trọng và đoàn kết là bài học đầu tiên trẻ cần được rèn luyện. Trẻ phải biết lắng nghe và đánh giá những mối quan hệ xung quanh.
5. Để con phát huy năng lực cá nhân. Đề cao giá trị của giáo dục.
Người Do Thái rất coi trọng tiềm năng của trẻ. Họ đầu tư để trẻ phát triển theo năng lực cá nhân. Tuy nhiên, điều đó không gây ảnh hưởng đến vai trò của giáo dục trong đời sống. Người Do Thái dạy trẻ phát huy tài năng nhưng không đươcj quên rèn luyện và chau dồi kiến thức thông qua hoạt động giáo dục. Trong hoạt động giáo dục, trẻ được đào tạo thêm về khả năng tư duy nhận thức, khả năng lắng nghe, kỹ năng ăn nói… Ngoài ra còn các kỹ năng khác liên quan đến văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống.
6. Đạo đức là nền tảng để phát triển năng lực.
Cũng giống như cha mẹ Việt Nam, “Tiên học lễ, hậu học văn” là điều cha mẹ Do Thái hướng đến. Trước khi học những kiến thức trong sách vở, những đứa trẻ ở Do Thái được dạy về lòng hiếu thảo, kính trọng cha mẹ, ông bà,… Tôn sư trọng đạo và yêu thương mọi người. Sự tự chủ bản thân trong các mối quan hệ, tôn trọng người khác. Không để cảm xúc của bản thân ảnh hưởng đến mọi người. Trẻ phải biết yêu thương và thành thật trong cuộc sống.
7. Sức khỏe là điều quan trọng nhất. Có sức khỏe mới tìm được hạnh phúc.
Bên cạnh sự quan trọng của yếu tố giáo dục và tri thức. Ba mẹ người Do Thái dạy cho trẻ vai trò của sức khỏe từ khi còn nhỏ. Từ đó để trẻ duy trì nếp sống văn minh, lành mạnh. Giữ gìn vệ sinh thân thể là nghĩa vụ tôn giáo bắt buộc của mọi người dân Do Thái. Vệ sinh và an toàn trong ăn uống, giáo dục trẻ về vận động và quản lý cơ thể là trách nhiệm của ba mẹ và nhà trường ở Do Thái.
Lời kết: Học viện Teky hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong bài tìm hiểu về phương pháp giáo dục con của người Do Thái trên đây. Hy vọng ba mẹ sẽ tìm được một phương pháp phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, Teky xin phép được giới thiệu với ba mẹ và bé một số khóa học tại Teky. Ba mẹ có thể tìm hiểu tại TRANG CHỦ TEKY. Học viện Teky là một học viện được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành. Teky chuyên giáo dục trẻ em có độ tuổi từ 4 – 18 tuổi về lĩnh vực công nghệ. Bằng phương pháp Stem chuẩn chất lượng của Mỹ, Teky mong ba mẹ và trẻ sẽ có những trải nghiệm thú vị tại các khóa học ở Teky.
Xem thêm: