Đồ chơi điện tử: Làm sao để dạy trẻ sử dụng đúng cách-Teky
Đồ chơi điện tử là thứ mà hầu như trẻ em nào cũng đều rất thích. Tuy nhiên không phải bé nào cũng biết chơi có chừng mực nên tình trạng nghiện Internet nói chung ngày càng nhiều. Nó có tác động rất tiêu cực đến việc học tập và phát triển của bé. Thực tế là chơi điện tử không hề xấu, ngược lại nó còn có rất nhiều tác dụng bổ ích.
Sau đây là các biện pháp phụ huynh không nên bỏ qua để con chơi điện tử đúng cách. Hãy cùng Teky thử xem nhé, nó sẽ khiến bạn bất ngờ vì hiệu quả mang lại rất tốt.
5 giải pháp giúp con dùng đồ chơi điện tử đúng cách
1. Phân bổ thời gian chơi đồ chơi điện tử hợp lý
Ban đầu bố mẹ có nên hạn chế cho con tiếp xúc nhiều với các trò chơi. Nhưng nếu bé bắt đầu ham mê thì hãy quy định thời gian chơi cho con là bao lâu. Ví dụ một ngày con chỉ nên chơ i tầm 15 – 30 phút trước khi ăn cơm để thư giãn. Một tuần chơi khoảng tầm 3 – 4 ngày là vừa phải.
Còn nếu bé chơi mà mất kiểm soát thì bố mẹ có thể cho con chơi suốt 3 ngày liền. Thoạt nhiên bạn không phàn nàn gì cả. Sau ba ngày con phải trả lời được câu hỏi lợi ích của việc chơi game. Chơi liên tục trong suốt 3 ngày liền bé sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và kiệt sức. Chính con sẽ tự nhận ra mình chẳng được gì nếu chơi quá đà như vậy.
Cách này đã được tỷ phú nổi tiếng thế giới Jack Ma áp dụng và mang lại kết quả khả quan. Một gợi ý nữa là nếu có điều kiện thì nên chon con chơi game ở nhà, sẽ dễ kiểm soát hơn và tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng.
>> Xem thêm: Có nên cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi công nghệ? – TEKY
2. Nghiêm khắc phạt nếu con vi phạm “giao kèo”
Đương nhiên khi đặt ra quy tắc cho phép bé chơi game, bố mẹ cũng nên đặt ra “chế tài” đi kèm. Con có thể chơi khoảng một tiếng đồng hồ/ngày nhưng chỉ được chơi sau khi đi học về và trước lúc ăn cơm tối. Nếu như đang ăn mà con chơi hoặc chơi quá giờ thì 1 tuần sau đó con sẽ không được chơi nữa.
Một gợi ý khác là trong 2 tuần đầu nếu việc chơi đồ chơi điện tử khiến kết quả học tập sa sút thì con sẽ không được chơi 1 tháng, thậm chí là 1 năm. Nghiêm cấm con ra ngoài chơi, có thể rủ bạn về nhà chơi cùng và sử dụng máy tính gia đình chẳng hạn.
Trong lúc con chơi bố mẹ không nên quá kiểm soát nhưng gần đến hết thời gian quy định thì phụ huynh hãy lên nhắc nhở để con hình thành thói quen “canh giờ” để chơi.
3. Cho con tham gia các bộ môn bé thích
Chắc chắn mỗi bé đều có những đam mê, sở thích riêng về từng bộ môn thể thao. Có bé thích đá bóng, có bé thích cầu lông.Ccó bé mê bóng rổ, có bé mê hội họa, ca nhạc…Bố mẹ có thể tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động này đều đặn hàng tuần. Không chỉ giúp phát triển sức khỏe, nâng cao đề kháng mà kĩ năng cũng giỏi.
Những lớp học võ thuật, vẽ tranh, nhạc cụ hiện nay không phải ít, nhất là ở các thành phố lớn. Nên dành cho bé những lời tán dương khi con đạt được những thành tích tốt.
4. Chia sẻ, dành thời gian cho con nhiều hơn
Tâm sự cùng con là chìa khóa xóa mọi khoảng cách với các bé. Lắng nghe con chia sẻ sẽ giúp ích nhiều. Bạn biết được con đang muốn gì, vấn đề của bé ra sao. Thay vì mắng, cấm đoán, không cho con chơi game, bố mẹ hãy thử hỏi vì sao con lại muốn chơi trò này? Hứng thú, đam mê của con là gì?….
Nếu bắt chuyện được và trở thành người bạn tin tưởng của bé thì phụ huynh cũng có thể giúp bé tương tác với bên ngoài nhiều hơn là suốt ngày chơi điện tử. Bé cũng sẽ dễ dàng tiếp nhận những lời khuyên của bố mẹ.
>>> Xem thêm : Công nghệ cho trẻ em – Góc nhìn nhỏ của một người mẹ
5. Hướng bé theo đuổi công nghệ
Chiêu thức “lấy độc trị độc” này rất hiệu quả. Nếu con đã thích chơi game thì sao con không tự tạo ra game để chơi? Muốn làm game được thì công nghệ, kĩ năng lập trình của bé phải tốt. Qua việc tìm hiểu công nghệ các bạn nhỏ sẽ trở nên yêu thích, đam mê. Từ đó tính sáng tạo, tư duy sẽ nhanh nhạy và thông minh hơn.
Lập trình không phải dành cho người lớn, ngay từ 4 tuổi con đã có thể học lập trình, điện – điện tử, 3D và Multimedia, Robotics. Cách tiếp cận với nó cũng bắt đầu từ những ngôn ngữ lập trình đơn giản nhất. Ví dụ như Scratch, Tynker. Chúng đều rất trực quan, dễ ghi nhớ và không hề phức tạp.
Ở độ tuổi lớn hơn, từ 7 – 16 tuổi, bé nên được tiếp cận với Python, Java…Những bạn nhỏ yêu thích nghệ thuật thì có thể tham gia các lớp học về vẽ tranh 3D, nhiếp ảnh, làm phim. Mô hình giáo dục Stem kết hợp giữa các yếu tố khoa học – công nghệ với mỹ thuật sẽ giúp bé có một cái nhìn tổng quan, đa chiều. Đặc biệt ý nghĩa Steam cũng rất hay, rất hữu ích:” công nghệ phải gắn liền với yếu tố nhân văn”. Nó phải phục vụ cho con người.
>>> Xem thêm : Kêu Gọi Trẻ Học Lập Trình Từ Bill Gates và các tên tuổi làng công nghệ
Kết
Chỉ cần áp dụng một cách khéo léo, hợp lý thì con sẽ không nghiện game nặng, gây ra những hành động mất kiểm soát. Thời đại công nghệ 4.0 kéo theo muôn vàn tác động tích cực và tiêu cực. Phụ huynh và bé phải thật minh mẫn, sáng suốt.
Lựa chọn tốt nhất vẫn là giúp con nắm bắt xu thế thời đại. Hiểu biết công nghệ sẽ dẫn đầu thế giới, ngược lại kém hiểu biết thì sẽ kém phát triển, tụt lùi phía sau.