#Bật mí cách xử trí với trẻ bướng bỉnh, không nghe lời
Trẻ bướng bỉnh, không nghe lời khiến bố mẹ bối rối, không biết xử trí ra sao. Mọi đứa trẻ khi đến một độ tuổi nhất định sẽ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Bố mẹ không cần quá lo lắng bởi điều này cho thấy trẻ đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, cách xử trí của bố mẹ sẽ quyết định tính cách của bé sau này. Không bố mẹ nào muốn con bướng bỉnh, khó bảo. Teky gợi ý cho bố mẹ cách xử trí cùng con vượt qua giai đoạn bướng bỉnh.
Nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh
Trẻ bướng bỉnh là phát triển bình thường
Ở mỗi giai đoạn phát triển, tâm sinh lý bé có sự thay đổi. Một số thời điểm như 3 tuổi, 6 tuổi,… là thời kì các bé thường có tư tưởng chống đối. Điều này chứng tỏ não bộ của trẻ đang phát triển bình thường. Bé có nhận thức, tư duy về các vấn đề xung quanh: thích, không thích, muốn, không muốn làm,… Theo nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ bướng bỉnh hơn thì càng thông minh hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cần định hướng sự “bướng bỉnh” của trẻ để hình thành các tính cách, thói quen tốt trong tương lai.
>>> Có thể phụ huynh chưa biết: Cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Môi trường sống
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến hình thành tính cách, hành động của trẻ. Trẻ thường bắt chước, học theo những thứ bé thấy. Vì vậy, các thói hư tật xấu, hành vi “lệch lạc” rất dễ dàng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của trẻ. Trẻ bướng bỉnh, không nghe lời một phần nguyên nhân là học từ người lớn, anh, chị, em. Bố mẹ cần chú ý đến môi trường cho trẻ tiếp xúc, bản thân cần có ý thức làm gương cho trẻ.
>>> Có thể phụ huynh quan tâm: #Để trẻ thỏa mãn sáng tạo và phát triển thông qua lập trình
Nuông chiều trẻ quá đà
Ông, bà, bố, mẹ thường vì quá thương yêu mà nuông chiều trẻ quá mức: đáp ứng mọi yêu cầu của bé. Đây là nguyên nhân bé hình thành các thói xấu: đòi gì, được đấy, ăn vạ,… Trẻ con học hỏi rất nhanh cả tính tốt lẫn tính xấu. Khi trẻ biết chỉ cần khóc, hay ăn vạ sẽ có được điều mình muốn. Tần suất của các hành động này tăng lên. Dân gian có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Ông bà, cha mẹ cần yêu thương trẻ đúng cách để bé không trở thành đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời.
Áp lực, kỳ vọng
Bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng sẽ gây áp lực lớn đến tâm lý của trẻ. Từ đó, bé sẽ hình thành tâm lý phản kháng, chống đối. Bố mẹ nào cũng dành cho con mình nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, kỳ vọng quá sức của bé vừa khiến bố mẹ thất vọng, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
Ví dụ như bố mẹ mong muốn con có thể đọc chữ thành thạo từ khi 3 tuổi. 3 tuổi vẫn là thời kì các bé vui chơi, học hỏi xung quanh, không phải thời gian chú tâm vào việc học như tiểu học. Kỳ vọng quá lớn, bắt bé học kiến thức của bé 6 tuổi khi mới 3 tuổi khiến bé chán nản, mệt mỏi. Lâu dần trẻ bướng bỉnh hơn, có hành động phản kháng. Bố mẹ hãy kỳ vọng thực tế phù hợp với độ tuổi, khả năng của bé.
Thiếu nhất quán trong giáo dục con trẻ
“Ông nói gà, bà nói vịt”. Trong một gia đình nhiều thế hệ có rất nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục con trẻ:
- Khác nhau về quan điểm giữa ông bà và bố mẹ. Ông bà thường giáo dục theo cách cổ điển còn bố mẹ hiện nay nuôi con theo khoa học hiện đại.
- Khác nhau về quan điểm giữa vợ và chồng. Vợ chồng có những khi bất đồng “tiếng nói” là điều không tránh khỏi.
Việc thiếu nhất quán trong giáo dục trẻ sẽ khiến trẻ bị bối rối không biết nghe theo bên nào. Đôi khi các bé sẽ tận dụng mâu thuẫn để đòi hỏi, làm nũng.
Cách xử trí với trẻ bướng bỉnh
Kiên nhẫn, bình tĩnh với con
Quát nạt, mắng mỏ,… là hành động không phù hợp trong giáo dục trẻ bướng bỉnh. Những hành động này chỉ khiến bé càng trở nên cứng đầu hơn. Đồng thời, bé cũng sẽ bắt chước theo các hoạt động quát nạt, mắng mỏ,… này.
Bố mẹ cần phải bình tĩnh trước những sai lầm của con. Kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu điều sai, nên và không nên. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, khả năng tập trung còn thấp. Bố mẹ cần kiên trì nhắc đi, nhắc lại nhiều lần để bé nhớ.
Sử dụng các cách nói phù hợp
Thay vì nói “Con làm mẹ rất xấu hổ”, “Tại sao con lại hành động kém thông minh như vậy?”, “Đừng lèo nhèo!”,… Bố mẹ hãy sử dụng các cách nói nhẹ nhàng hơn, cho bé thấy bé được tôn trọng như:
- “Con đã học được gì sau sai lầm này?” Để bé tự nói ra những sai lầm là cách để kiếm chứng nhận thức của trẻ.
- Cho bé chịu trách nhiệm với các lựa chọn của mình: “Con muốn rời khỏi đây bây giờ hay vài phút nữa?”, “Con muốn tự làm hay cần mẹ giúp đỡ?”,…
- Thay vì nói: “Đừng làm…”, “Không được làm như vậy” bố mẹ hãy nói: “Bố/mẹ cần con…” Trẻ thường có tư tưởng chống đối với câu nói mệnh lệnh. Sử dụng các câu ngữ điệu không mang tính ép buộc trẻ sẽ tiếp thu tốt hơn.
- Đừng tiết kiệm lời yêu, lời khen dành cho bé. Câu nói: “Bố/ mẹ yêu con” là nền tảng dạy con, để bé có động lực thay đổi tích cực. Sai lầm của nhiều phụ huynh là nói: “Bố mẹ không yêu con”, “Không ai yêu đứa trẻ hư như con”,…
Cách bố mẹ tương tác với con sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Chú ý, thay đổi nhỏ trong cách giao tiếp với trẻ sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ cho bố mẹ trong giáo dục con. Trẻ bướng bỉnh sẽ không còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh.
Phương pháp chiếc ghế suy ngẫm
Phương pháp chiếc ghế suy ngẫm đang được nhiều bậc phụ huynh khắp nơi trên thế giới sử dụng. Nội dung phương pháp:
- Khi trẻ hư, mắc lỗi bố mẹ sẽ cho trẻ ngồi vào chiếc ghế tại nơi yên tĩnh.
- Bố mẹ nghiêm túc yêu cầu bé ngồi im suy ngẫm về việc bé vừa làm. Thời gian ngồi là số phút tương đương với số tuổi của trẻ.
- Hết thời gian, bố mẹ sẽ quay lại nói chuyện, phân tích đúng sai cho bé hiểu. Yêu cầu bé xin lỗi, thực hiện hành động sửa sai.
- Khi giải quyết xong vấn đề, bố mẹ sẽ ôm bé và nói yêu con để trẻ không bị tủi thân và hiểu bố mẹ làm vậy là yêu mình.
Với phương pháp này không chỉ tăng liên kết tình cảm giữa bé và bố mẹ mà còn giúp bé hình thành thói quen tốt: suy ngẫm vấn đề, việc làm của bản thân. Các bố mẹ có thể tham khảo, áp dụng phương pháp này để “trị” trẻ bướng bỉnh, không nghe lời.
Lời kết
Teky mong rằng với bài viết trên sẽ giúp bố mẹ có thêm cách để xử trí với trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Theo nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ bướng bỉnh thường thông minh hơn những đứa trẻ khác bởi sự phát triển về tư duy, nhận thức. Teky khuyên bố mẹ bên cạnh, việc định hướng sự “bướng bỉnh” của bé, bố mẹ cũng nên quan tâm đến kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ để bé phát huy tối đa trí não.
Học lập trình, chế tạo robot là biện pháp hiệu quả để kích thích trí tuệ phát triển. Đừng quá lo lắng về học lập trình ở trẻ em là không phù hợp, rất khó và khô khan. Tại Học viện Công nghệ và Sáng tạo Teky có các khóa học dành riêng cho bé từ 4 đến 18 tuổi. Tại đây bé vừa được chơi, vừa được học. Nội dung, phương pháp giảng dạy theo mô hình giáo dục STEM với nhiều ưu việt. Bé sẽ phát triển toàn diện về tư duy logic, hình ảnh, phân tích, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…
>>Chần chờ gì bố mẹ không đăng ký học thử cho bé tại đây.
>>Tham khảo các bài viết về giáo dục con trẻ tại Teky Blog.
Xem thêm: