Nuôi dạy con-4.0

Lợi và bất lợi của bài tập về nhà – Phụ huynh chưa biết

1.9/5 - (7375 bình chọn)

Bài tập về nhà – phương pháp học tập hiệu quả cho bé được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có phải lúc nào cũng đúng. Các khám phá nghiên cứu giáo dục mới đây có thể khiến phụ huynh phải giật mình. Cụ thể vấn đề như thế nào, hãy cùng Teky tìm hiểu nhé.

Lợi và hại của bài tập về nhà
Tìm hiểu lợi và hại

Công dụng của bài tập về nhà

Lợi ích của bài tập về nhà đã được thực tiễn chứng minh và có lẽ chúng ta chẳng cần phải phân tích quá nhiều. Có chăng, chúng ta chỉ nêu các công dụng cụ thể và rõ ràng hơn mà thôi.

Giúp giáo viên và học sinh gần gũi hơn

Bài tập về nhà là mang lại cảm giác làm việc gần gũi giữa giáo viên và học sinh hơn. Bởi bài tập về nhà cho phép bé có thời gian suy luận và chuẩn bị kỹ càng hơn ở nhà. Nếu làm bài chưa tốt hay chưa hiểu phần nào, bé có thể chủ động nhờ sự giải đáp của giáo viên vào buổi học ngày hôm sau.

Điều sẽ giúp tạo ra mối quan hệ qua lại và gần gũi liên tục giữa giáo viên và học sinh.

Hơn nữa, chủ động làm bài tập và hỏi phần chưa tốt, bé sẽ hiểu kiến thức hơn. Khi nắm vững kiến thức rồi, trẻ sẽ không còn có tâm lý sợ giáo viên nữa.

Giúp quan hệ giáo viên và học sinh gần gũi hơn
Giúp quan hệ giáo viên và học sinh gần gũi hơn

Bài tập về nhà phát triển tinh thần tự giác

Giao bài tập về nhà là một cách tuyệt vời để rèn luyện tính tự giác và tinh thần trách nghiệm ở trẻ. Bởi khi ở nhà, giáo viên không thể giám sát trẻ làm bài tập như ở trên lớp được.

Khi đó, trẻ học và làm bài tập hoàn toàn dựa vào ý thức và tình thân tự giác của mình.

Điều này nếu được người lớn chú ý và khen ngợi sẽ kích thích trẻ phát huy tinh thần này. Từ đó, hun đúc trẻ trở thành người có tinh thần trách nghiệm và tự giác cao.

Hỗ trợ hoàn thành bài tập cuối kỳ

Bài tập được giáo viên giao về nhà thường là những kiến thức nền tảng hay phức tạp mà trẻ cần thời gian để tìm hiểu sâu hơn. Các kiến thức này, đóng góp phần rất quan trọng hình thành nên bài kiểm tra cuối kỳ.

Do đó, nếu bé chăm chỉ làm bài tập về nhà thường xuyên. Trẻ chắc chắn sẽ có kiến thức và hoàn thành tốt bài thi cuối kỳ.

Phụ huynh nắm được tình hình học tập của con

Chúng ta có thể xem bài tập về nhà như một kênh thông tin giúp phụ huynh cập nhật và theo dõi tình hình học tập trên lớp của con. Bởi thông qua bài tập làm ở nhà, cha mẹ biết được kết quả làm bài và phần kiến thức con đang học trên lớp.

Từ đó, phụ huynh có thể đề ra cách kèm cặp và hướng dẫn con hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm : 5 cách dạy trẻ lớp 1 học toán nhanh chóng và hiệu quả nhất

Mối nguy hại của bài tập về nhà cho bé

Mối nguy hại tiềm tàng của bài tập về nhà
Mối nguy hại tiềm tàng của bài tập

Tình trạng con không muốn bài tập về nhà phổ biến hiện nay cũng là có nguyên do của nó. Nhiều nhà khoa học cho rằng, điều này xuất phát từ tâm lý kháng cự nguy hiểm bản năng của trẻ.

Trẻ cảm nhận thấy mối nguy hiểm gì từ bài tập về nhà. Đây có lẽ là điều phụ huynh đang quan tâm nhất phải không.

Quá tải trí óc

Phải công nhận rằng, trẻ đang phải dành thời gian học tập rất lớn trong một ngày. Thời gian của một ngày chỉ có 24 giờ, thời gian học tập ở trường đã chiếm hơn 10 giờ của trẻ. Chưa kể khi về nhà, phụ huynh luôn yêu cầu con phải đi học thêm này lọ thêm khoảng 2 giờ.

Lượng thời gian này cộng với thời gian ngủ nghỉ và ăn cơm cũng dường như đã hết một ngày.

Trẻ dường như không có chút thời gian nào để thư giãn đầu óc và vui chơi bạn bè. Điều này gây nên sự căng thẳng và mệt mỏi rất lớn cho bé.

Vì vậy, việc con không muốn bài tập về nhà trên lớp và luôn trốn tránh là điều dễ hiểu. Nó xảy ra như một tâm lý phòng vệ và tìm nguồn thư giãn đầu óc đang mệt mỏi.

Thời gian gia đình hạn hẹp

Bài tập khiến trẻ và gia đình xa cách
Bài tập khiến trẻ và gia đình xa cách

Trong cuộc sống hiện nay, ta thấy cảnh cả gia đình quây quần vui vẻ bên nhau đang mất dần. Mỗi thành viên đều bận bịu với công việc riêng và thiết bị công nghệ chi phối.

Do quá bận với bài tập về nhà, trẻ đã không thể dành một chút thời gian nào để ngồi lại với ba mẹ sau bữa ăn và trước đó. Ngay lập tức, bé phải quay trở về phòng và giải quyết đống bài tập về nhà dày đặc của các môn và chuẩn bị trước kiến thức cho buổi học tới. Điều này lâu dần hình thành thói quen, sự xa cách và không hiểu gia đình ở trẻ.

Nghiêm trọng hơn, điều này có thể để lại vết thương tâm lý do thiếu sự sẻ chia với bố mẹ ở một số trẻ.

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến cho hiện tượng con cái mâu thuẫn với cha mẹ.

Nhận bài tập về nhà thụ động

Nhiều giáo viên do không đủ thời gian giảng giải và luyện tập kiến thức trên lớp nên giao thành bài tập về nhà cho học sinh. Với những bài tập thụ động kiểu như chữa cháy này, bé sẽ mất nhiều thời gian tìm hiểu và tư duy để làm bài hơn. Điều đó càng làm hạn hẹp thời gian nghỉ ngơi và thư giãn não bộ của trẻ.

Đôi khi những bài tập đó cũng không quá quan trọng tới chương trình học của bé.

>>> Xem thêm : 7 bài tập thở đơn giản & thú vị cho bé – [Góc chia sẻ] TEKY

Đánh cắp tuổi thơ của trẻ

Một thực tế mà hiện tại xã hội đang phải nghiêm túc nhìn nhận lại, đó là: Chương trình học quá nhiều và nặng đang đánh cắp mất tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi của trẻ.

Như chúng ta đã nói, bài tập về nhà chiếm lượng thời gian trong ngày khá lớn của trẻ. Tuổi thơ của bé bị bó hẹp với sách vở và bài tập, ít được cùng bạn bè vui đùa ở không gian tự do bên ngoài.

Điều này khiến trẻ bị mất đi một phần ký ức tuổi thơ vui tươi đầy mơ mộng so với bạn bè cùng trang lứa. Nguy hại hơn, nó còn để lại những vết thương tâm lý ở bé.

Chữa bệnh con ko thích bài tập về nhà

Chữa bệnh con ko thích bài tập về nhà
Chữa bệnh con ko thích bài tập về nhà

Đến đây, phụ huynh chắc đã biết lý do con ko thích bài tập về nhà bắt đầu từ đâu. Bạn cũng biết rằng, bài tập không phải lúc nào cũng tốt cho bé. Tuy nhiên, việc con không muốn có bài tập về nhà vẫn là căn bệnh ảnh hướng đến sự phát triển của bé và cần phải chữa trị.

Phần này, TEKY sẽ cùng phụ huynh tìm hiểu cách chữa bệnh con ko thích bài tập về nhà nhé.

Không gian học tập thú vị

Phụ huynh biết con không muốn bài tập về nhà xuất phát từ tâm lý kháng cự bản năng của trẻ, do sự quá tải của não bộ. Trẻ luôn muốn trốn tránh để tìm kiếm thời gian và không gian thư giãn đầu óc.

Bạn có nghĩ tạo ra không gian học tập vui vẻ sẽ kích thích trẻ ngồi vào bàn học hơn. Bởi góc học tập đầy hứng thú cũng như một liều thuốc giải trí và thư giãn cho bé.

Tạo ra một không gian học tập hứng thú cho trẻ không hề quá khó, phụ huynh chỉ cần:

  • Sắp xếp ngăn nắp sách vở và đồ đạc trên bàn
  • Một giá sách nhỏ xinh
  • Đèn và ánh sáng phù hợp
  • Trang trí nhiều màu sắc vui tươi, hình dán nhân vật trẻ yêu thích
  • Có cửa sổ thoáng mát
  • Không bày trí độc đáo, nghệ thuật

Dành thời gian thư giãn cho bé

Trải qua hơn 10 giờ học tập ở trường không phải việc dễ dàng, ngay cả chính chúng ta. Vậy mà, nhiều bậc cha mẹ luôn ép con phải tiếp tục ôn và làm tập về nhà liền tù tì 2 –  3 tiếng sau khi về nhà.

Điều này chưa chắc mang lại nhiều kết quả. Nhưng hậu quả khiến con ko thích bài tập về nhà đã hiện rõ.

Do đầu óc của trẻ đã rất mệt mỏi sau hơn 10 giờ học tập tại trường. Thời gian ở nhà, cha mẹ nên dành cho con thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng bạn bè. Nếu có thể, phụ huynh nên chia thời gian làm bài tập của con thành các đợt, mỗi đợt kéo dài từ 25-30 phút. Thời gian giữa các đợt bạn cho bé giải lao và chơi trò chơi yêu thích.

Điều này nhằm tạo cảm giác vui vẻ khi vừa học vừa chơi và không tạo áp lực cho bé.

Làm gương cho bé

Người ta thường nói, con cái là tấm gương phản chiếu mọi hành động của cha mẹ. Bởi trong quá trình khám phá thế giới, trẻ thường bắt chước hành động của những người chúng tin tưởng (bố mẹ).

Điều đó có nghĩa, nếu bạn chăm chỉ trên bàn làm việc trước mặt con sẽ kích thích hành vi tự giác ngồi vào bàn học tập ôn bài và làm bài tập về nhà ở trẻ.

Cho bé tự chọn môn học yêu thích

Được học môn học yêu thích không khác gì một hoạt động giải trí cho chính chúng ta. Chắc hẳn, bạn đã từng rất ngóng chờ một môn và học môn học đó không biết chán phải không. Điều làm bạn lo lắng nhất là có ít thời gian để học môn học đó.

Chắc chắn rằng, con nhỏ cũng sẽ có tâm lý giống chúng ta. Có thể khẳng định, con không muốn bài tập về nhà là do môn học đó trẻ không thích.

Hỗ trợ con làm bài tập về nhà

Phần lớn lý do con ko thích bài tập về nhà bắt nguồn từ việc chúng chưa biết cách làm. Do vậy, nếu phụ huynh quan tâm và hỗ trợ con giải bài tập sẽ làm trẻ có hứng thú với bài tập về nhà hơn nhiều đấy.

TEKY – Học viện công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam

TEKY - Học viện công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam

Cho con học công nghệ từ sớm đang là xu hướng phổ biến của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Bởi những lợi ích về tư duy logic, hoàn thiện nhân cách và công việc tốt cho trẻ. Nếu bạn đang muốn cho con theo học công nghệ. Teky tự tin là sự lựa chọn tuyệt với cho các bậc phụ huynh. Tại sao?

Teky là học viên công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam, do ông Nguyễn Hòa Bình (tức Shark Bình) đầu tư. Ông là một trong những nhà đầu tư công nghệ lớn và thành công nhất Việt Nam.

Teky mong muốn giúp trẻ em Việt Nam nắm bắt được những kiến thức công nghệ mới và sánh ngang với trẻ em trên thế giới. Teky cũng giúp trang bị các kỹ năng cần thiết khác cho trẻ.

Teky có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường giáo dục STEAM năng động, giúp khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong trẻ. Tại Teky, trẻ được tự do tìm hiểu và khám phá thế giới, với nhiều hoạt động bổ ích như: trại hè, giải thi đấu,… Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người định hướng và đồng hành cùng bé.

Teky đã cùng với phụ huynh tìm hiểu lợi và hại của bài tập về nhà tới trẻ rồi. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bản đọc giải đáp được vấn đề của mình.

Học viện sáng tạo công nghệ Teky:

  • #Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
  • #Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
  • #Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
  •  Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
  •  Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642
  • Email: support@teky.edu.vn
  • Website https://teky.edu.vn | Blog: https://teky.edu.vn/blog |

>>> Xem thêm:

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.