Nuôi dạy con-4.0

4 bước hiệu quả nhất để học cách giữ bình tĩnh – Teky

5/5 - (1 bình chọn)

Cách giữ bình tĩnh chính là kỹ năng cần thiết để vượt qua tiêu cực. Trong cuộc sống bình thường, có rất nhiều trường hợp bạn không thể kiểm soát được cơn nóng giận của bản thân. Và điều đó có thể khiến bạn nhiều lần đánh mất cơ hội thành công. Với 4 bước để giữ bình tĩnh Teky giới thiệu với bạn ngay sau đây, bạn sẽ có thể mạnh mẽ vượt qua cơn giận dữ. Đừng để cảm xúc ảnh hưởng đến bạn nắm bắt cơ hội! Bắt đầu cùng Teky đi tìm đáp án cho câu hỏi “làm sao để giữ bình tĩnh” ngay nào!

Các bước giữ bình tĩnh hiệu quả

Bước 1: Ngừng nóng giận

1. Nhận thức vấn đề, ngưng công việc đang gây căng thẳng cho bản thân.

Nhận thức vấn đề, ngưng công việc đang gây căng thẳng cho bản thân.
Nhận thức vấn đề, ngưng công việc đang gây căng thẳng cho bản thân.

Đầu tiên, để học cách giữ bình tĩnh, điều đầu tiên bạn phải xác định được bản thân vì sao mất bình tĩnh. Ngưng ngay những công việc đang làm, xem xét lại vấn đề. Bạn cần phải biết lý do vì sao bản thân nổi giận, không tiếp tục vấn đề cho tới khi bạn có thể bình tĩnh. Ví dụ, trong công việc, khi thảo luận với đồng nghiệp sẽ không tránh khỏi những xích mích. Khi tranh luận căng thẳng, bạn nên dừng lại, hít thở sâu trước khi đáp lại. Hoặc lựa chọn nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Hãy cho cả hai cùng có thời gian nhận thức lại vấn đề. Và hai bạn có thể tiếp tục thảo luận sau.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 Phần mềm vẽ 3D tốt nhất hiện nay trên máy tính

2. Tập trung vào phản ứng của cơ thể

Tập trung vào những phản ứng của cơ thể
Tập trung vào những phản ứng của cơ thể (Cách giữ bình tĩnh?)

Khi giận dữ, con người thường không nhận thấy những biểu hiện căng thẳng của bản thân. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, cơ thể chúng ta đang rơi vào trạng thái sợ hãi. Sự giải phóng các hormone adrenaline và các chất làm co thắt mạch máu, khiến nhịp thở trở nên dồn dập, không đều. Từ đó, cơ thể bị kéo vào trạng thái hoạt động với cường độ cao.

Hãy tạm thời dừng mọi hoạt động, chú ý vào những thay đổi nhỏ của bản thân. Bạn có thể cảm nhận thấy ngày càng rõ ràng hơn những thay đổi đó. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, những thói quen sẽ được tái tạo trong não bộ của bạn. Nếu bạn trải qua nhiều quá trình tập trung một cách có ý thức vào những phản ứng đang diễn ra trong cơ thể mình.

>>> Có thể phụ huynh quan tâm:

[Dễ dàng] Cải thiện kỹ năng viết cho bé nhờ học lập trình

Bé Học Lập Trình – 7 Quan Niệm Sai Lầm Ba Mẹ Thường Mắc Phải

Học Cách Các Nhà Lãnh Đạo Nổi Tiếng Dạy Dỗ Con Cái

3. Hít thở thật sâu

Hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ xảy ra những biến đổi hỗn loạn nếu cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng. Khi ấy, có thể bạn sẽ gặp vấn đề với việc hô hấp. Một số biểu hiện có thể là khó thở, thở nhanh, hơi thở không đều và không thể điều tiết khi bản thân mất bình tĩnh. Đề những trường hợp tương tự không diễn ra trong những tình huống căng thẳng, hãy tập hít thở đều. Khi ổn định được hơi thở, bạn có thể dễ dàng lấy lại năng lượng, duy trì sự thoải mái. Và thậm chí, Nó có thể giúp bạn giảm căng thẳng Stress ngay lập tức.

4. Để cơ thư giãn

Để cơ thư giãn
Để cơ thư giãn – Cách giữ bình tĩnh hiệu quả

Cảm giác căng thẳng và tức giận hơn xảy ra khi bạn đang ở trạng thái căng thẳng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể làm các cơ căng cứng lên. Để thư giãn cơ đúng cách và có bài bản, bạn có thể tham khảo về liệu pháp thư giãn cơ PMR.

Liệu pháp thư giãn cơ PMR được thực hiện trên nhiều nhóm cơ của cơ thể. Để cơ thể thả lỏng trong một tư thế thoải mái nhất. Bắt đầu rèn luyện với nhóm cơ mặt. Liệu pháp này được thực hiện theo nguyên tắc để các nhóm cơ căng thẳng nhất có thể trong một khoảng thời gian ngắn sau đó thả lỏng.

5. Rèn luyện thể chất, tập thể dục

Theo các báo cáo nghiên cứu khoa học về sức khỏe, endorphin được giải phóng rất tốt trong quá trình tập thể dục. Vì vậy, việc rèn luyện thể chất thường xuyên có tác động rất tốt đến tâm lý con người, giúp bạn có cảm giác hạnh phúc hơn. Quá trình tập thể dục, endorphin giúp bạn bình tĩnh hơn và có cảm giác vui vẻ. Hoạt động mỗi ngày sẽ mang lại sự thư giãn. Từ đó, việc giữ bình tĩnh của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn. Teky gợi ý cho bạn một số bài thể dục như yoga, thái cực quyền hoặc chạy bộ, nâng tạ.

Bước 2: Nhận thức rõ ràng về sự căng thẳng của bản thân

giữ bình tĩnh 2
Nhận thức rõ ràng về sự căng thẳng của bản thân – Cách giữ bình tĩnh

Xác định nguyên nhân của sự căng thẳng

Sau bước tạm ngừng lại sự căng thẳng của bản thân. Bạn cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng đó. Đầu tiên, hiểu rõ căng thẳng của bản thân sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách triệt để nhất. Bên cạnh đó, nguyên nhân căng thẳng đó sẽ không lặp đi, lặp lại nhiều lần. Hãy cố gắng sắp xếp lại mọi thứ, tìm ra nguyên nhân căng thẳng, để chúng theo thứ tự nhất định. Một số nguyên nhân căng thẳng thường xoay quanh các yếu tố về công việc, gia đình hoặc các mối quan hệ xã hội.

Bạn nghĩ thế nào về căng thẳng đó?

Sau khi tìm ra được nguyên nhân gây nên sự căng thẳng của bạn. Hãy nghĩ xem, bạn có cảm nhận gì về sự căng thẳng đó? Nó tác động như thế nào đến cuộc sống của bạn?

Có nhiều căng thẳng gây nên những điều tiêu cực, khiến bạn tự trách, dẫn đến không thể tập trung trong công việc cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có những sự căng thẳng khiến bạn có động lực để tiến lên trong cuộc sống. Vì vậy, hãy xem xét lại thái độ của chính mình với sự căng thẳng đó.

Căng thẳng của bạn xuất phát từ hiện tại, quá khứ hay tương lai?

Chủ yếu căng thẳng trong cuộc sống xuất phát từ vấn đề trong thực tại. Tuy nhiên, có không ít những ám ảnh về quá khứ hoặc tương lai khiến bạn căng thẳng. Bạn có thể nuối tiếc một điều gì đó ở quá khứ, hoặc căng thẳng khi nghĩ tới những điều tồi tệ có thể sẽ diễn ra. Tuy nhiên, với trường hợp này, cách giải quyết chỉ có thể giải quyết từ vấn đề tâm lý. Bạn phải tự thay đổi và làm mới suy nghĩ của bản thân. Bạn cần hiểu rõ rằng hiện tại là điều có tác động trực tiếp tới cả quá khứ và tương lai. Hãy thoải mái tư tưởng, tạo nên những thành tựu ở hiện tại, và bạn sẽ giữ được bình tĩnh trong những tình huống gặp căng thẳng.

Bước 3: Lên kế hoạch

giữ bình tĩnh 1
Lên kế hoạch

Trước khi lên kế hoạch, bạn cần giữ bình tĩnh và duy trì trạng thái thoải mái. Căng thẳng có thể sẽ khiến bạn nhìn nhận sai lệch vấn đề và đưa ra những kết quả không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, trước tiên, thoát khỏi trạng thái căng thẳng, để bản thân nghĩ về những điều hạnh phúc, thả lỏng bản thân. Và tập trung vào suy nghĩ để giải quyết vấn đề.

Bạn sẽ lựa chọn cách phản ứng như thế nào? Trước một tình huống căng thẳng được đặt ra, có hai hướng đối diện. Một là giải quyết chính vấn đề gây nên căng thẳng cho bạn. Và hai là thay đổi thái độ của bản thân đối với vấn đề. Với cách giải quyết thứ hai, tác động từ tâm lý phải được thay đổi từ chính bản thân mình. Nhưng ở cách giải quyết vấn đề bằng cách xóa bỏ căng thẳng trong chính vấn đề cần làm theo các bước sau:

1. Lập kế hoạch

Để một kế hoạch diễn ra hoàn chỉnh nhất, cần lập ra một bản kế hoạch chi tiết. Đặc biệt là đối với các tình huống rối ren, gây căng thẳng. Viết kế hoạch sẽ giúp bạn hình dung vấn đề, mục tiêu, cách giải quyết, phương tiện giải quyết.

2. Thực tế hóa vấn đề

Trong mục lập kế hoạch, không thể tránh khỏi những tư tưởng chủ quan. Tuy nhiên, hãy cố gắng loại bỏ tối đa những điều đó, hướng đến những mục tiêu thiết thực hơn. Xác định rõ ràng sự khác biệt giữa điều muốn làm và điều có thể làm được. Từ những trải nghiệm, hãy thực tế hóa kế hoạch và vấn đề của bạn ở mức tối đa.

3. Tiến hành thực hiện kế hoạch

Hãy bắt tay vào thực hiện những điều được vạch ra theo đúng kế hoạch. Để tránh gây nản lòng và luôn giữa được bình tĩnh trong công việc. Teky khuyên bạn nên giải quyết vấn đề theo từng bước một. Đạt được từng mục tiêu nhỏ và hướng đến đích sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn trong kế hoạch.

Bước 4: Hãy hành động

giữ bình tĩnh
Hãy hành động

Trong bước hành động, có một số vấn đề cần chú ý:

  • Hãy không ngừng hành động. Việc dừng lại giữa chừng có thể khiến bạn nản lòng và rơi vào trạng thái trì trệ
  • Thay vì lựa chọn lảng tránh căng thẳng trong khi giải quyết vấn đề. Hãy chấp nhận và biến những điều áp lực trở thành động lực.
  • Sử dụng những lời nhắc nhở. Thúc đẩy bản thân làm việc hiệu quả.
  • Luôn luôn duy trì trạng thái tích cực. Có thể thúc đẩy bản thân bằng cách nhắc nhở mình bằng những câu nói tích cực. Hoặc có thể giải tỏa căng thẳng bằng âm nhạc, tắm nước nóng, nghỉ ngơi hoặc du lịch…

Lời kết: Cảm ơn độc giả đã đồng hành cùng Teky trong bài viết này. Chúc mọi người có thể hiểu rõ và thành công trong việc giữ bình tĩnh với 4 bước đơn giản.

Teky mời ba mẹ tìm hiểu thêm các khóa học lập trình cho bé tại Teky. Teky tự hào là một trong những học viện giáo dục công nghệ cho trẻ hàng đầu Việt Nam. Với những phản hồi tích cực từ hơn 20.000 học viên và phụ huynh trên cả nước. Teky sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ từ 4 – 18 tuổi có đam mê với công nghệ và lập trình.

Xem thêm:

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.