Lập trình web MVC – Lý do khiến mô hình MVC được ưa chuộng
Nghề lập trình web những năm trở lại đây không còn xa lạ đối với mọi người vì tốc độ phát triển “vũ bão” của công nghệ và internet. Với rất nhiều ngôn ngữ cũng như mô hình giúp cho lập trình viên có thể dễ dàng tạo dựng một website hoàn hảo đầy đủ tính năng. Tuy nhiên giữa hàng trăm mô hình khác nhau mô hình MVC vì sao vẫn được nhiều lập trình viên ưa chuông. Cùng Teky tìm hiểu ngay lập trình web MVC là gì qua bài viết dưới đây các bạn nhé
Mô hình MVC là gì?
Xuất hiện từ những năm 1970, MVC là từ viết tắt của 3 thuật ngữ: Model – View – Controller. Mô hình MVC được ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật phần mềm, đặc biệt là lập trình web.
- Model (M):
- Chứa nghiệp vụ logic và các phương thức xử lý dữ liệu. Đây là bộ phận có khả năng truy xuất dữ liệu từ database để gửi đến View
Nó cũng là bộ phận đóng vai trò lưu trữ tất cả dữ liệu của ứng dụng. Model không chứa thông tin về giao diện của người dùng. Nó được xem là cầu nối giữa View và Controller.
View (V):
Bộ phận này có chức năng trình bày và hiển dữ liệu hoặc xử lý tương tác theo các yêu cầu của người dùng như sử dụng, truy vấn hay tìm kiếm.
Các ứng dụng web thường sử dụng View như một phần của hệ thống. Các thành phần HTLM chủ yếu được tạo ra từ bộ phận này.
View và Controller là hai bộ phận không có quan hệ trực tiếp với nhau. Trên thực tế, View không lấy các dữ liệu từ Controller. Thay vào đó, nó chỉ hiển thị các yêu cầu được chuyển cho Controller.
Controller (C):
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là xử lý tất cả yêu cầu người dùng được View chuyển đến. Sau đó, Controller sẽ xuất ra dữ liệu phù hợp với yêu cầu của người dùng. Giống như View, Controller cũng được kết nối với Model.
>>> Có thể bạn chưa biết: Lập trình web với Python – Hướng dẫn cho người chưa biết gì
Một số mô hình khác MVC được sử dụng trong lập trình web
1. MVP
Bao gồm 3 thành phần chính: Model, View, và Presenter.
Mô hình MVP có sự phân tách rõ ràng giữa Model và View. Mối liên kết duy nhất giữa View và Presenter là thông qua các dữ liệu.
Trong MVP, View là bộ phận có chức năng ủy thác đầu vào cho Presenter. Mỗi View đều có một liên kết với Presenter tương ứng thông qua giao diện.
Mô hình này thường được sử dụng khi không thể binding dữ liệu qua DataContext.
2. MVVM
Là mô hình bao gồm các thành phần: Model, View, ViewModel. Mô hình này có khả năng ràng buộc dữ liệu giữa 2 thành phần của hệ thống là View và ViewModel. Đây là chức năng giúp tách biệt rõ ràng giữa giao diện của người dùng và ứng dụng một cách logic.
MVVM thích hợp với WPF và Silverlight. Khi sử dụng MVVM cho WPF hay Silverlight, sẽ không có các thao tác xử lý sự kiện điển hình vốn được dùng trong code giao diện. Nó được sử dụng khi có thể binding dữ liệu qua DataContext.
Riêng đối với MVC, mô hình này được sử dụng khi MVVM hay MVP không phát huy hiệu quả trong quá trình lập trình web. Đa phần đó là tình huống mà View và những phần còn lại của chương trình không phải luôn luôn ở trạng thái available.
>> Xem thêm :Lập trình web là làm gì? Những công việc của 1 lập trình viên
Ưu và nhược điểm khi lập trình web theo mô hình MVC
Ưu điểm
- Dễ dàng bảo trì mã, dễ dàng mở rộng và phát triển
- Các thành phần của mô hình này có thể được kiểm tra hoàn toàn độc lập với người dùng
- Dễ dàng hỗ trợ cho các khách hàng mới
- Có thể thực hiện song song việc phát triển các thành phần khác nhau
- Đơn giản hóa bằng cách chia web thành ba phần: Model, View, Controller
- Chỉ sử dụng mẫu Front Controller để xử lý các yêu cầu của web thông qua một bộ điều khiển duy nhất
- Hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển web theo hướng thử nghiệm
- MVC hoạt động tốt với các ứng dụng được hỗ trợ bởi giới lập trình web
- Thân thiện với công cụ tìm kiếm
- Tất cả các đối tượng độc lập với nhau, do vậy bạn có thể kiểm tra một cách hoàn toàn riêng biệt.
Không những vậy, MVC tương đối nhẹ và tiết kiệm diện tích băng thông bởi nó không cần sử dụng Viewstate. Điều đó giúp website hoạt động tốt và ổn định khi người dùng thực hiện quá nhiều thao tác tương tác như gửi hay nhận dữ liệu liên tục.
Nhược điểm
- Khó đọc, thay đổi, kiểm tra đơn vị hoặc sử dụng lại mô hình này
- Đôi lúc điều hướng khung có thể phức tạp vì nó giới thiệu các lớp trừu tượng mới, đòi hỏi người dùng phải thích ứng với các tiêu chí phân tách của MVC.
- Không hỗ trợ việc xác thực chính thức
- Vừa làm tăng sự phức tạp vừa làm giảm hiệu quả của dữ liệu
- Gây khó khăn khi sử dụng với giao diện người dùng hiện đại
- Bắt buộc phải có nhiều lập trình viên để tiến hành lập trình song song.
- Cần có kiến thức tổng hợp về công nghệ.
- Bảo trì nhiều mã trong Bộ điều khiển
MVC được sử dụng trong các dự án lớn. Với các dự án nhỏ, việc áp dụng mô hình MVC không được thích hợp bởi nó khá cồng kềnh. Nó cũng tiêu tốn nhiều thời gian để phát triển cũng như trung chuyển dữ liệu. Tuy nhiên, so với những mô hình khác, MVC vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho lập trình ứng dụng nói chung và cả lập trình web nói riêng.
Ứng dụng MVC trong lập trình web
Mô hình MVC được ứng dụng nhiều trong lập trình web, phổ biến nhất với ASP.NET MVC hay PHP MVC.
Đây là nền tảng để phát triển front – end, back – end cùng trên hệ thống.
MVC tương đối đơn giản. Do đó, chỉ cần hiểu rõ quy trình vận hành cũng như nắm được các chức năng của mỗi bộ phận, việc ứng dụng mô hình MVC trong lập trình web là khá dễ dàng.
Làm sao để lập trình web theo MVC?
ASP.NET MVC là nền tảng mã nguồn mở phục vụ cho việc lập trình web. Nó được Microsoft phát triển vào năm 2009. Bên cạnh đó, Web Forms cũng rất phổ biến trong giới lập trình viên.
Đây là một web framework ra mắt từ khá sớm tuy nhiên nó có nhiều nhược điểm như:
- Trong mô hình lập trình web, không có sự tách biệt rõ ràng giữa 3 tầng.
- Sử dụng 1 View State tuy nhiên điều này sẽ làm tăng kích thước trang web từ đó làm giảm hiệu năng hoạt động của ứng dụng.
- Giao diện Web Forms đều được thiết kế dựa theo những toolbox có sẵn mà framework này cung cấp. Tuy nhiên, điều này lại làm việc thiết kế web trở nên khó khăn hơn. Do đó, hiện nay đa phần các designer đều sử dụng HTML hoặc CSS.
ASP.NET MVC là framework được giới designer đánh giá tốt hơn, có nhiều ưu điểm vượt trội so với Web Forms:
- ASP.NET MVC đã tách biệt các tầng nằm trong mô hình lập trình web. Điều đó giúp tối ưu ứng dụng, đồng thời giúp việc viết code trở nên dễ dàng hơn.
- Lập trình viên có thể linh hoạt trong thiết kế giao diện web nhờ ASP.NET MVC đã sử dụng công nghệ HTML và CSS.
- Hiệu năng hoạt động của trang web không bị bị giảm do ASP.NET MVC không dùng View State, điều đó làm trang web không bị tăng kích thước.
Không chỉ vậy, sau khi ra mắt ASP.NET MVC vào năm 2009, đến năm 2013, Microsoft đã cập nhật tới phiên bản ASP.NET MVC 5 giúp tích hợp và cải thiện hiệu quả việc lập trình web.
Cơ chế của lập trình web với ASP.NET MVC
- Yêu cầu của người dùng sẽ gửi tới server thông qua việc truyền vào URL trong browser
- Controller là bộ phận đầu tiên tiếp nhận yêu cầu và tiến hành xử lý. Nếu yêu cầu của người dùng cần truy xuất dữ liệu, Controller sẽ chuyển các công việc tiếp theo qua tầng Model
- Tại tầng Model, database sẽ truy xuất dữ liệu và truyền tới View thông qua Controller
- Controller đóng vai trò trung gian chuyển dữ liệu từ Model qua View
- View sẽ là tầng trực tiếp tương tác với người dùng, tất cả dữ liệu sẽ được hiển thị cho người dùng thông qua tầng View. Đây cũng là tầng cuối cùng trong mô hình MVC.
Học lập trình web MVC với ASP.NET
Nếu là người mới làm quen với ASP.NET, bạn cần học VB.NET hoặc C# trước. Đây là 2 ngôn ngữ lập trình nền tảng của ASP.NET. Do vậy bạn cần phải nắm vững với một (hoặc cả hai) ngôn ngữ trước khi học ASP.NET.
Beginning C# Object-Oriented Programming của tác giả Dan Clark là một trong những cuốn sách có nội dung khá dễ hiểu dành cho người mới bắt đầu. Đây là cuốn sách chuyên khảo về ngôn ngữ C#. Bạn cũng có thể tự học VB.NET qua cuốn Visual Basic.NET Toàn Tập của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn.
Bên cạnh đó, các khóa học kỹ năng công nghệ cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho người mới bắt đầu. Thay vì tự mày mò tìm hiểu, giảng viên sẽ giúp bạn tiếp cận kiến thức lập trình web cho người mới bắt đầu một cách trực quan và hiệu quả hơn.
>>Tham khảo thêm nhiều khóa học công nghệ cho trẻ tại Teky : https://teky.edu.vn
Xem thêm: