Nuôi dạy con-4.0

#Thực đơn cho bé 5 tuổi “chuẩn” dinh dưỡng bố mẹ nên biết

Rate this post

Khi trẻ bước vào tuổi thứ 5, để phát triển toàn diện cần được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Đồng thời thời điểm này các biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì,… cũng được biểu hiện rõ nét ở trẻ. Một chế độ ăn uống khoa học, các thực đơn đa dạng sẽ giúp các phụ huynh giải quyết tình trạng trên. Bạn đang băn khoăn về cách xây dựng thực đơn cho bé 5 tuổi ?  Teky bật mí cho bạn các thực đơn “chuẩn” dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi trong bài viết sau.

Đánh giá thể chất của trẻ

Tại sao phải đánh giá thể chất?

Quá trình phát triển về thể chất của trẻ đặc biệt phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà họ nhận được. Sự đa dạng của thế giới dinh dưỡng cho trẻ ngày nay là rất lớn, từ việc quản lý cân nặng, sự giàu có hay thiếu hụt dinh dưỡng, … Mặc dù có thể có cùng một thực đơn và chế độ dinh dưỡng, nhưng mỗi trẻ lại có sự phát triển khác nhau. Hiệu quả của thực đơn chỉ thực sự đạt được khi nó phản ánh đúng nhu cầu cụ thể của cơ thể từng đứa trẻ. Điều này đặt ra yêu cầu cần đánh giá chính xác về tình trạng thể chất của từng trẻ để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và mang lại lợi ích tối đa.

Cách đánh giá

Đánh giá thể chất của trẻ thông qua các số đo cân nặng, chiều cao và sự thay đổi các số đo. Bố mẹ đã biết cách lấy số đo chính xác cho trẻ?
Teky hướng dẫn chi tiết bạn cách đánh giá chiều cao, cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế thế giới).

Sau khi có được số đó chính xác của trẻ, dựa vào tình trạng cơ thể trẻ ( thừa cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, phát triển trung bình, phát triển vượt trội để xây dựng thực đơn hợp lý.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé 

Cũng như người lớn, trẻ 5 tuổi cần được bổ sung đủ các chất: chất đạm, chất béo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh các nhóm chất thiết yếu này, phụ huynh cần bổ sung thêm các chất sau để kích thích sự phát triển ở trẻ.

Sắt

Các thực phẩm giàu Sắt phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi
Các thực phẩm giàu Sắt phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi

Sắt rất cần thiết cho dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi bởi các tác dụng nó mang lại: tăng khả năng lưu thông máu, thúc đẩy sản sinh hồng cầu, tăng cường sức đề kháng, hệ thống miễn dịch cho trẻ.

Thiếu sắt về lâu dài có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ: nguy cơ bệnh tim, thiếu máu, não bộ chậm phát triển, biếng ăn, chậm lớn,… Trẻ thiếu sắt da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, khả năng tập trung kém, hay ngủ gật,…

Bổ sung sắt cho trẻ thong qua các thực phẩm: thịt bò, trứng gà, gan, tim,… Bổ sung thêm vitamin C để hấp thụ sắt tốt hơn.

Bố mẹ cũng có thể bổ sung sắt cho trẻ qua thực phẩm chức năng nhưng cần theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Việc quá lạm dụng, hấp thu quá nhiều sắt là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lí như: tiểu đường, xơ vữa động mạnh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Con gái học chế tạo robot được không? – Đừng áp đặt định kiến

Canxi

Thực phẩm chứa canxi
Thực phẩm chứa canxi

5 tuổi là thời kỳ xương và răng trẻ phát triển mạnh mẽ. Bổ sung canxi giúp bé cao lớn hơn. Canxi đóng vai trò quan trọng vào quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Canxi cấu tạo nên xương và răng. Canxi điều khiển các hoạt động của các cơ,…

Trẻ thiếu canxi sẽ chậm lớn, thấp còi hơn các bạn cùng tuổi. Biểu hiện của thiếu canxi: chậm mọc răng, chậm biết đi, khó ngủ, hay quấy khóc, móng tay mỏng hay gãy,…

Bổ sung canxi cho trẻ qua các thực phẩm: sữa, bơ, trứng, cá,… Bổ sung vitamin D tăng hiệu quả quá trình chuyển hóa canxi. Vitamin D có trong dầu cá, ngũ cốc, nấm, trứng cá,…

Chất xơ

Vai trò của chất xơ là tăng cường tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ. Đồng thời, chất xơ giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột. Chất xơ có chủ yếu ở các loại rau, ngũ cốc, hạt.

Thiếu chất xơ cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng. Chất xơ tăng hiệu quả hoạt động của các chất dinh dưỡng khác.

Các bé thường rất gét, không thích ăn rau. Bố mẹ cần hình thành thói quen ăn rau cho trẻ giúp trẻ phát triển tốt hơn bằng các cách: chế biến bằng nhiều cách tăng hương vị, trang trí, sắp xếp thành nhiều hình thù đáng yêu thu hút các bé,…

Dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng cho bé

Các loại vitamin

Vitamin gồm 13 loại thiết yếu, nó là thành phần cấu tạo nên các tế bào, duy trì hoạt động của tế bào trong cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường thị lực, sáng mắt. Vitamin C tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng. Vitamin D giúp tăng cường hấp thụ canxi,…

Các loại Vitamin
Các loại Vitamin

Bố mẹ hãy bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho bé thông qua các thực phẩm: hoa quả, rau xanh, thịt, cá,… qua thực phẩm chức năng, các viên vitamin bổ sung. Sử dụng thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

>>> Phụ huynh nên biết: Mẹo nhỏ giúp hạn chế tình trạng nghiện game của trẻ dịp hè

Nước

Phần lớn cơ thể của con người là nước. Uống đủ nước mỗi ngày là rất cần thiết. Đủ nước tăng hiệu quả quá trình đào thải của cơ thể, đưa chất dinh dưỡng đến khắp các cơ quan.

Quá trình vui chơi khiến trẻ mất nhiều nước qua tóa mồ hôi. Nhưng trẻ thường mải chơi mà quên bổ sung nước cho cơ thể. Một số trẻ uống nhiều nước ngọt hơn nước lọc. Các thói quen này đều không khoa học. Nguy cơ bện tiểu đường, ảnh hưởng xấu tới hoạt động của gan, thận.

Lưu ý khi cho trẻ ăn

Không ép trẻ ăn

5 tuổi bé có thể tự ăn. Các bố mẹ nên bắt đầu cho bé sử dụng đũa, thìa, để bé tự ăn. Không ép bé ăn quá nhiều. Điều này khiến bé mệt mỏi, sinh tâm lý chán ăn. Hãy để bé tự ăn, thông qua vài bữa đầu bố mẹ có thể xác định được lượng thức ăn mỗi bữa của trẻ.

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống của trẻ
Thói quen ăn uống của trẻ

Kén ăn, nghịch, lãng phí thức ăn, vừa ăn vừa chơi, xem tivi, một bữa ăn kéo dài mấy tiếng đồng hồ,… Đây đều là các thói quen xấu. Vừa ăn vừa sử dụng điện thoại, chơi đồ chơi gây mất tập trung, ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Các hành động trong bữa của trẻ tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến thói quen tương lai của trẻ.
Hãy dạy trẻ biết trân trọng đồ ăn, thói quen ăn uống đúng giờ, tác phong ăn uống khoa học: nhai kỹ, ăn rau,… Để việc này hiệu quả, bố mẹ cần làm tấm gương cho bé. Thói quen ăn uống khoa học rất có lợi cho sức khỏe.

Xây dựng thực đơn cho bé 5 tuổi

Trẻ suy dinh dưỡng

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, bố mẹ sẽ phải kì công và kiên trì với các bé. Trước hết, bố mẹ cần xác định nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bé. Có 2 nguyên nhân chính:

  • Ăn được nhưng không hấp thụ được dinh dưỡng
  • Biếng ăn, kén ăn.

Trường hợp trẻ ăn được nhưng khả năng hấp thụ dinh dưỡng thấp khiến trẻ vẫn thấp bé, nhẹ cân bố mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn. Cung cấp đầy đủ các chất, các vitamin,… tăng cường khả năng hấp thụ. Ví dụ: hấp thụ sắt tốt hơn bằng bổ sung vitamin D,…

Trường hợp trẻ biếng ăn, kén ăn cần tạo hứng thú cho trẻ với việc ăn uống. Đa dạng cách nấu nướng, chế biến, bày trí thức ăn thành các hình đáng yêu,… Cho trẻ ăn nhiều bữa, sử dụng sữa cao năng lượng,…

Thực đơn gợi ý:

  • Sáng: Cháo/ Phở/… + Sữa
  • Trưa: Cơm + thức ăn nhiều đạm+ rau củ+ hoa quả
  • Bữa phụ chiều: Váng sữa/ sữa chua/ bánh/ hoa quả/ …
  • Tối: Cơm + thức ăn nhiều đạm + hoa quả
  • Trước đi ngủ 4 tiếng: Sữa bột + bánh quy

Trẻ phát triển trung bình

Ở mức độ này, trẻ phát triển bình thường. Các số đo cân nặng, chiều cao phát triển hợp lý. Bố mẹ hãy tiếp tục thực đơn dinh dưỡng khoa học ngoài ra làm mới thêm kho thực đơn để trẻ không cảm thấy nhàm chán. Bố mẹ muốn con phát triển vượt trội hãy cung cấp đủ chất, vitamin, cho trẻ tham gia hoạt động thể dục thể thao.

Trẻ thừa cân

Đối với trẻ thừa cân, béo phì bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất, bố mẹ cần thay đổi thực đơn theo hướng:

  • Hạn chế các chất béo xấu: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đường, nhiều ngọt: bánh, kẹo, kem,…
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
  • Đừng cắt giảm đột ngột khẩu phần ăn của trẻ. Bé sẽ mệt mỏi, đuối sức thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa trong một ngày với các thực phẩm dinh dưỡng chứa ít chất béo.

Thực đơn gợi ý:

    • Sáng: Cháo/ Bún/ Phở (cháo thịt bằm, bún riêu,…) + Sữa tươi ít đường
    • Trưa: Cơm/ Súp,… + món chứa chất đạm (thịt, cá,…) + hoa quả
    • Bữa phụ buổi chiều: Hoa quả/ Sữa chua/ Ngũ cốc
    • Bữa tối: Cơm/ Súp,…+ món chứa đạm + hoa quả

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, thúc đẩy trao đổi chất. Bên cạnh đó, cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao săn chắc cơ thể.

Lời kết

Teky mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Teky luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh trên chặng đường lớn khôn của trẻ. Không chỉ quan tâm đến sự phát triển thể chất, dinh dưỡng cho các bé. Teky đặc biệt chú trọng đến phát triển trí não cho các em.

Tìm hiểu thêm các phương pháp giáo dục cho trẻ tại Blog Teky.

Tham khảo các khóa học về lập trình, phát triển tư duy cho trẻ từ 4 đến 18 tuổi tại đây.

Xem thêm: 

Dinh dưỡng & hoạt động phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Đô Thị Thông Minh Nở Rộ Ở Việt Nam

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.