Công nghệ - Thủ Thuật

[Chia sẻ] Cách hẹn giờ tắt máy tính siêu đơn giản ít biết

5/5 - (25 bình chọn)

Thông thường, người dùng máy tính sẽ chủ động tắt máy khi không sử dụng nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc hẹn giờ tắt máy lại cần thiết và thuận tiện hơn cho người dùng. Cùng khám phá một số cách hẹn giờ tắt máy tính trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tại sao cần hẹn giờ tắt máy tính?

Hẹn giờ để máy tính tự động tắt máy tính được sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Máy tính của bạn cần thời gian khá lâu để cài đặt phần mềm/tải file.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm/file/chương trình có dung lượng lớn. Máy của bạn chắc chắn cũng cần nhiều thời gian hơn để download và cài đặt. Đôi khi bạn không thể ngồi cạnh máy tính 24/24 để theo dõi quá trình cài đặt này. Do đó, bạn có thể sử dụng lệnh tắt máy tính tự động để máy tự tắt dù bạn không có ở đó.

  • Máy của bạn sắp hết pin và bạn không muốn máy bị sập nguồn.

Nếu bạn có việc cần phải ra ngoài khi máy vẫn đang cần chạy một chương trình nào đó. Hẹn giờ tắt máy tính sẽ giúp máy tránh khỏi tình trạng đột ngột sập nguồn.

Hẹn giờ tự động tắt máy
Cách hẹn giờ tắt máy tính tự động
  • Bạn là nhân viên văn phòng và có lịch tắt máy cố định vào cuối ngày.

Nhờ lệnh tự động tắt mà giờ đây bạn không cần phải lo quên tắt máy tính trước khi tan ca nữa. Thao tác này đặc biệt thuận tiện hơn khi bạn phải quản lý nhiều máy tính trên cơ quan cùng lúc.

Khi sử dụng lệnh tắt máy tự động trong những trường hợp này, máy tính của bạn sẽ hoạt động tốt hơn. Pin có tuổi thọ và độ bền tốt hơn. Ngoài ra, cũng giúp các thông tin trong máy của bạn được bảo mật tốt hơn (tránh để người khác xâm nhập).

>> Xem thêm : Cách gỡ phần mềm trên máy tính? Mách bạn cách đơn giản nhất

4 cách hẹn giờ tắt máy tính đơn giản, dễ dàng

Dưới đây là 4 cách hẹn giờ tắt máy win 7/ 8, Win 10, Windows XP và thậm chí có thể áp dụng trên cả những phiên bản cũ hơn.

Cách hẹn giờ tắt máy bằng lệnh CMD

Đây là lệnh hẹn giờ tắt máy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thao tác thực hiện cũng rất đơn giản:

  • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run. Nếu bạn dùng Windows 8/8.1/7 thì hãy mở CMD nhé.
Hẹn giờ tự động tắt máy tính bằng lệnh CMD
Hẹn giờ tự động tắt máy tính bằng lệnh CMD

Nhập lệnh: shutdown –s –t time

Trong đó: time là khoảng thời gian máy tính vẫn hoạt động trước khi lệnh được thực hiện.

Thời gian này được tính bằng đơn vị giây. Ví dụ, bạn muốn tắt máy sau 10 phút kể từ thời điểm tạo lệnh. Bạn cần nhập:

Shutdown –s –t 600

(10 phút = 60×10 giây = 600 giây)

  • Bước 2: Một cửa sổ thông báo sẽ được hiển thị xác nhận bạn đã thực hiện lệnh thành công.
  • Trong trường hợp muốn hủy lệnh hen gio tat may win 7 vừa tạo, bạn thực hiện như sau:

Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh: shutdown –a.

Hủy lệnh tắt máy tính
Hủy lệnh tắt máy tính

Cửa sổ thông báo hủy lenh tat may thành công sẽ được hiện ra.

>> Xem thêm : Cách lấy link fb trên máy tính hiệu quả nhanh chóng nhất

Hẹn giờ tắt máy bằng shortcut

Để thực hiện, bạn cần làm theo các thao tác sau:

  • Bước 1: Tại màn hình desktop, nhấn chuột phải và chọn New -> Shortcut
Tạo lệnh shortcut để hẹn giờ tắt máy
Tạo lệnh shortcut để hẹn giờ tắt máy
  • Bước 2: Trong mục Type the location of the item, nhập: C:\Windows\System32\shutdown.exe -> Next
Tạo lệnh shortcut để tự động tắt máy
Tạo lệnh shortcut để tự động tắt máy
  • Bước 3: Một cửa sổ mới hiện ra, trong mục Type a name for this shortcut, nhập: shutdown.exe -> Finish -> Hoàn tất tạo phím tắt để tắt máy tự động.
Lệnh shortcut tự động tắt máy
Lệnh shortcut tự động tắt máy
  • Bước 4: Nhấp chuột phải trên phím tắt vừa tạo tại desktop, chọn Properties để cài đặt thời gian tắt máy.
  • Bước 5: Trong mục Target, nhập lệnh sau:

         -s –t time –c “abc”

Trong đó, time là thời gian chờ tắt máy, được tính bằng đơn vị giây, abc là nội dung lời chào khi tắt máy.

Ví dụ, bạn muốn tắt máy sau 30 phút, khi tắt máy muốn hiển thị nội dung “Hẹn gặp lại”, bạn cần nhập lệnh như sau:

-s –t 1800 –c “Hẹn gặp lại”

  • Bước 6: Nhấn Ok để hoàn thành lệnh tự động tắt máy.
Sử dụng shortcut để tự động tắt máy tính
Sử dụng shortcut để tự động tắt máy tính

>> Tìm hiểu ngay:  Đăng nhập Garena trên máy tính và điện thoại như thế nào?

Sử dụng Windows Task Scheduled để hẹn giờ tắt máy tính

Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chọn Control Panel -> Scheduled Tasks. Hoặc bạn có thể vào Start Menu, gõ Task Scheduled để mở ứng dụng này.
  • Bước 2: Tại góc ben phải ngòi cùng, nhấn chọn Create Basic Task -> điền tên và mô tả theo cách bạn mong muốn, màn hình hiển thị được miêu tả như hình dưới đây:
Hẹn giờ tắt máy bằng Windows Task Scheduler
Hẹn giờ tắt máy bằng Windows Task Scheduler
  • Bước 3: Chọn Next để tiếp tục
  • Bước 4: Chọn thời gian mà bạn muốn tắt máy tính tại mục Trigger. Bạn cũng có thể chọn tắt máy hằng ngày (daily), hằng tuần (weekly) hoặc hằng tháng (monthly) tùy thuộc vào công việc của bạn.
Thiết lập thời gian tắt máy tự động
Thiết lập thời gian tắt máy tự động
  • Bước 5: Tại Action, chọn Start a Program -> Next. Tại giao diện này, gõ shutdown vào ô Program/script và gõ /S/F vào mục Add arguments.
Thao tác trong nút lệnh Start a Program để hẹn giờ tắt máy
Thao tác trong nút lệnh Start a Program để hẹn giờ tắt máy
  • Bước 6: Chọn Finish để hoàn thành cài đặt
  • Bước 7: Trở lại giao diện chính của Task Scheduler, nhấn chuột phải vào lịch hẹn giờ vừa tạo tại Properties -> nhấn dấu tích vào mục Run With highest privileges -> ok và khởi động lại máy.

Với cách này, bạn có thể cài đặt thời gian tắt máy tự động cố định hằng ngày/hàng tuần/hàng tháng cho máy tính của bạn.

>>> Xem thêm : Hướng dẫn cách ghi âm trên máy tính đơn giản, nhanh chóng

Phần mềm chuyên dụng hỗ trợ tắt máy tính tự động

Bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng để tự động tắt máy tính của mình. Ví dụ như PC Sleep, Windows Shutdown Assistant hoặc Sleep Timer. Các phần mềm này sẽ cung cấp cho bạn nhiều tiện ích hơn nữa.

Trên đây là 4 cách hẹn giờ tắt máy đơn giản, dễ dàng dành cho bạn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm các thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết của chúng tôi!

Tìm Hiểu Teky Học Viện Công Nghệ Trẻ Hàng Đầu Việt Nam

TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.

Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm).

Trải nghiệm học lập trình miễn phí
Trải nghiệm học lập trình miễn phí

Đây là chương trình không chỉ trang bị kiến thức lập trình mà còn rèn luyện nhóm kỹ năng 4Cs. Trẻ sẽ được:

  •  Học tư duy phản biện thông qua việc phân tích các vấn đề.
  •  Học tính sáng tạo tư duy Logic thông qua việc lắp đặt và lập trình robot th ông qua các mô hình Lego Mindstorm, app trò chơi. Giúp con học giỏi môn Toán trên lớp
  •  Kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi team-building, các dự án nhóm trên lớp.
  •  Phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng nhiều bài tập và hoạt động hấp dẫn.

Các bộ môn giảng dạy tại Teky gồm: Lập trình và phát triển ứng dụng, lập trình game, lập trình web với python  Lập trình Scratch Robotics Engineering, Công nghệ 3D và MultiMedia. Chúng tôi tin rằng trẻ em Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một nền kinh tế số và cần được trang bị sẵn sàng để trở thành những doanh nhân công nghệ trong tương lai.

Liên hệ ngay học viện công nghệ sáng tạo TEKY để được tư vấn khóa học:

  • Cam kêt 7 tuổi có thể lập trình
  • Top 10 dự án giáo dục có tầm ảnh hưởng nhất Đông Nam Á 2017 & 2018
  • Top 3 Dự án xuất sắc nhất, NextGen – Thụy Sĩ
  •  Hotline Hà Nội: 024-7109-6668 | 0975-241-015
  •  Hotline Hồ Chí Minh: 028-7109 9948 | 097-900-8642

Website https://teky.edu.vn | Email: support@teky.edu.vn |

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.