Tin tức - Thông báo

[Chia sẻ] Bí kíp cách tạo động lực học tập cho trẻ -Teky

Rate this post

Động lực học tập sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập cũng như phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có động lực để học tập. Hoặc đôi khi, trẻ sẽ gặp rắc rối trong việc đánh mất động lực học tập của bản thân. Vậy, ba mẹ cần làm gì trong những trường hợp đó? Hãy cũng Teky đi tìm hiểu thêm về “Bí quyết để tạo động lực học tập cho trẻ” !

Động lực, động lực học tập của trẻ là gì?

Động lực, động lực học tập của trẻ là gì?
Động lực, động lực học tập của trẻ là gì?

Động lực là gì?

Theo các kiến thức về tâm lý học, động lực được hiểu là một quá trình bắt đầu tạo ra và dẫn dắt. Đồng thời duy trì mục đích của một hành vi nào đó. Động lực có vai trò rất lớn đối với hoạt động của con người. Nó liên quan đến các yếu tố thúc đẩy kể cả về yếu tố cảm xúc lẫn sinh học và trong mối quan hệ, sự nhận thức đối với xã hội. Động lực là câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” của hầu hết hoạt động trong đời sống.

Sức mạnh của động lực được các nhà tâm lý học đưa ra một số học thuyết khái quát. Bao gồm 3 thuyết động cơ:

  1. Thuyết động cơ nỗ lực
  2. Thuyết động cơ bản năng
  3. Thuyết động cơ nhân văn

Như thế, động cơ trong động lực là thứ thúc đẩy mọi hành động của con người. Nó giúp con người làm việc, hướng vào những hành động có mục đích. Những điều này được tạo nên thông qua cảm xúc của con người.

Động lực là điều được con người tạo ra bằng những nhu cầu, mong muốn trong cuộc sống. Đơn giản như việc tránh xa nỗi buồn và hướng tới niềm vui. Từ đó, cảm xúc của con người sẽ tự tạo ra những nguồn cảm hứng. Thúc đẩy bản thân hành động để đạt được những mục tiêu của động lực.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ Năng Sống Ba Mẹ Nên Trang Bị Cho Con Trong Thời Đại 4.0

Động lực học tập của trẻ là gì?

Từ những khái niệm về động lực, có thể thấy động lực học tập của trẻ là một quá trình duy trì mục đích đối với học tập. Từ những nhu cầu, mong muốn của bản thân, trẻ sẽ bắt đầu tạo nên động lực của riêng mình. Động lực này được trẻ duy trì và thúc đẩy hành động học tập của trẻ.

Động lực học tập của trẻ có thể tạo nên từ ước mơ của trẻ trong tương lai. Trẻ cố gắng để theo đuổi những đam mê đó. Từ những động lực học tập cơ bản, sẽ tạo nên rất nhiều lợi ích cho trẻ.

Những lợi ích mà động lực học tập mang lại cho trẻ

Những lợi ích mà động lực học tập mang lại cho trẻ
Những lợi ích mà động lực học tập mang lại cho trẻ

Để có động lực học tập, trẻ cần tìm kiếm những nguồn cảm xúc mạnh mẽ và tích cực về học tập. Hướng đến một mục đích hoặc một lợi ích nào đó của trẻ trong tương lai. Vì vậy, những nguồn năng lượng tích cực ấy sẽ tạo ra nhiều lợi ích. Là nền tảng cho sự phát triển không ngừng của trẻ trong học tập.

Rèn luyện tính tập trung cho trẻ

Động lực học tập không chỉ thúc đẩy hành động của trẻ mà nó còn giúp trẻ rèn luyện tính tập trung trong khi thực hiện những hành động đó. Khi một đứa trẻ có động lực đối với bài tập, hay những bài giảng trên lớp. Trẻ sẽ không ngừng tập trung vào đó để đi tới những mục tiêu mà mình đề ra. Vì trẻ sẽ hiểu được rằng khi tập trung cho học tập, kết quả mà trẻ đạt được sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Từ động lực ban đầu mà trẻ có, khả năng tập trung được nâng cao sẽ mang tới nhiều thành tích cho trẻ. Hoặc nếu không, kiến thức trẻ thu nhận được cũng sâu sắc hơn. Trẻ có khả năng rèn luyện tư duy trong học tập nhiều hơn so với những bạn không có động lực và lơ đãng.

Rèn luyện tính kỉ luật

Tính kỷ luật được cho rằng là nền tảng để trẻ phát triển nhân cách. Điều này được rèn luyện khá tốt khi trẻ có động lực. Lấy ví dụ về một nghiên cứu nổi tiếng của Goleman về những đứa trẻ và viên kẹo. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách cho những đứa trẻ đang đói được cầm một viên kẹo dẻo. Tuy nhiên, Goleman đưa ra một điều kiện rằng phải chờ đợi đến khi ông và đồng nghiệp trở lại, những đứa trẻ mới được ăn. Động lực để trẻ có thể hoàn thành yêu cầu là phần thưởng. Ông đưa ra phần thưởng cho những đứa trẻ nghe lời là hai viên kẹo nữa. Sự kỷ luật giúp 1/3 số trẻ làm được như lời ông nói. Theo sự quan sát và đánh giá của ông, những đứa trẻ đó sau này phát triển, thích ứng tốt và đạt được nhiều thành công hơn so với 2/3 còn lại.

Kỷ luật đối với chính bản thân mình cũng là sự tự do. Để có thể đạt được tự do tuyệt đối cho trẻ. Đặc biệt là trong vấn đề học tập thì động lực học tập của trẻ là vô cùng cần thiết. Nếu trẻ không có động lực, sẽ rất dễ dàng bị phân tâm. Trẻ có thể bị phân tâm bằng sự lười biếng, ham chơi,… Để có thể tự mình duy trì nguyên tắc, sống kỷ luật, ba mẹ hãy tạo động lực cho trẻ.

Phương pháp để tạo ra động lực học tập cho trẻ

Phương pháp để tạo ra động lực học tập cho trẻ
Phương pháp để tạo ra động lực học tập cho trẻ

Tạo cho trẻ niềm đam mê, sự hứng khởi với học tập

1. Để trẻ hiểu rằng vì sao trẻ cần phải học tập?

Nhiều đứa trẻ không tìm được động lực trong học tập bởi trẻ không hiểu rõ vì sao trẻ phải đi học. Có một lời khuyên Teky dành cho ba mẹ đó là hãy bắt đầu tạo động lực cho con bằng những câu chuyện. Ví dụ như một câu chuyện về học tập. Để cho trẻ hiểu việc học hành sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với tương lại của chúng. Nếu trẻ muốn trở thành bác sĩ, ba mẹ nên nói để trẻ hiểu việc trẻ học tập chăm chỉ hiện tại sẽ giúp trẻ có thể đạt được ước mơ đó của mình. Như vậy, trẻ có thể bước đầu tìm thấy niềm hứng thú trong các bài học trên lớp.

2. Chia nhiệm vụ học tập của trẻ thành các bước nhỏ

Các bước nhỏ hơn sẽ giúp trẻ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, trẻ sẽ không bị áp lực cũng như chán nản vì khối lượng công việc khổng lồ. Ba mẹ có thể chia nhỏ các môn học cho trẻ. Trẻ sẽ hoàn thành dần bài tập của các môn. Không dồn ép và bắt trẻ phải làm quá nhiều việc cùng lúc.

Ví dụ: ba mẹ có thể giúp trẻ chia việc học trên lớp thành các bước như đọc hiểu, phân tích và mở rộng vấn đề. Ban đầu, trẻ chỉ cần hiểu được kiến thức ở mức căn bản. Sau đó hỗ trợ, giáo dục trẻ để trẻ có thể phân tích được vấn đề. Và sau cùng, là từ những điều trẻ có thể phân tích. Hãy mở rộng kiến thức ra, giúp trẻ hiểu thêm nhiều điều hơn từ vấn đề nền tảng. Hoặc ba mẹ có thể phân chia thời gian trong ngày thành nhiều khoảng nhỏ. Để trẻ có thể hoàn thành các công việc trong từng khung thời gian. Như vậy, trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc sắp xếp.

3. Tạo ra những điều thú vị trong việc học tập của trẻ

Nếu việc học tập là nỗi ám ảnh của trẻ, trẻ sẽ rất khó để có động lực. Vì vậy, ba mẹ hãy bắt đầu giúp trẻ tìm ra những điều thú vị trong học tập của trẻ. Điều thú vị đó có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể đó là một môn học mà trẻ yêu thích. Hoặc những hoạt động ngoại khóa của trẻ ở trường. Hay thậm chí, là phần thưởng mà trẻ sẽ đạt được khi chăm chỉ,… Có rất nhiều cách để trẻ cảm thấy thú vị hơn với kiến thức.Tạo được những điều thú vị, trẻ sẽ có thêm động lực để học tập và đến lớp mỗi ngày.

Một vài cách ba mẹ có thể tham khảo thêm như: đặt ra phần thưởng nếu thành tích học tập của con tốt hơn. Cho phép trẻ được nghỉ ngơi khi làm xong một số lượng bài tập nào đó. Luôn động viên, khuyến khích trẻ học tập. Hoặc mở ra những vấn đề thú vị cho trẻ nghiên cứu, tìm hiểu,…

Xây dựng và duy trì cho trẻ ý thức trách nhiệm với việc học tập

Xây dựng và duy trì cho trẻ ý thức trách nhiệm với việc học tập
Xây dựng và duy trì cho trẻ ý thức trách nhiệm với việc học tập

1. Giúp trẻ tìm một người bạn hoặc một công việc luôn nhắc trẻ về trách nhiệm

Ba mẹ có thể để con tham gia vào bài tập nhóm. Tiến độ công việc của trẻ làm ảnh hưởng đến các thành viên khác. Điều này giúp trẻ có thêm ý thức, trách nhiệm trong công việc. Buộc con phải hoàn thành đúng hạn. Điều đó giúp trẻ có động lực hoàn thành, không có tư tưởng bỏ dở giữa chừng. Hoặc chính bản thân ba mẹ có thể trực tiếp, chủ động nhắc nhở trẻ. Về công việc mà trẻ phải hoàn thành. Điều đó giúp trẻ không quên nhiệm vụ, có động lực để giải quyết vấn đề.

2. Hướng dẫn trẻ lập nên danh sách nhiệm vụ mà trẻ cần hoàn thành

Việc lập danh sách những việc trẻ cần làm trong ngày bên cạnh việc giúp trẻ nắm được tổng quan công việc còn có tác dụng thúc giục trẻ hoàn thành. Nhìn vào bản danh sách với những việc được đánh giá mức độ cần thiết khác nhau. Trẻ sẽ có động lực và sắp xếp thời gian làm việc.

3. Tạo cho trẻ những thói quen được lặp lại hàng ngày

Một lịch trình cố định của trẻ sẽ là một ý tưởng tốt để trẻ có thể giữ được động lực lâu dài. Có thể những ngày mệt mỏi sẽ khiến trẻ chán nản với việc học. Nhưng những thói quen sẽ thúc giục trẻ đứng dạy và hoàn thành kế hoạch học tập của bản thân.

Lời kết: Cảm ơn ba mẹ và bé đã đồng hành cùng Teky trong bài viết “Động lực là gì? Bí quyết để tạo động lực học tập của trẻ”. Hãy để lại lời nhắn cho Teky nếu ba mẹ có thông tin muốn biết thêm nhé!

Học viện Teky mời ba mẹ tìm hiểu thêm các khóa học lập trình cho bé tại trang chủ Teky. Hãy để cho trẻ có thêm động lực bằng cách theo đuổi đam mê của mình. Teky tự hào là một trong những học viện giáo dục công nghệ cho trẻ hàng đầu Việt Nam. Với những phản hồi tích cực từ hơn 20.000 học viên và phụ huynh trên cả nước. Teky sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ từ 4 – 18 tuổi có đam mê với công nghệ và lập trình.

Xem thêm:

Bật mí 5 phương pháp để phát triển năng lực tư duy sáng tạo

Kỹ năng tự học – Bí kíp rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Nội dung

 

TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ

 

Your message has been successfully sent

Unable to send.